Trường học xuống cấp, trẻ em thiệt thòi

Trường học tạm bợ, học nhờ còn tồn tại là nỗi lo chung của cả nước, và là vấn đề nhức nhối tại ĐBSCL khiến cho khu vực này vẫn chưa thoát khỏi vùng trũng về giáo dục. Thống kê từ Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ cho biết ĐBSCL hiện nay còn đến 200 xã chưa có trường mầm non, mẫu giáo; trong đó thiếu nhiều nhất là ở Long An, Vĩnh Long, Kiên Giang (1)...Tồn tại song song là hàng ngàn trường học tạm bợ, học nhờ tại các địa phương. Hiện cả vùng còn 1.905 phòng học tạm và 2.608 phòng học nhờ, mượn.

Thiếu an toàn gây ảnh hưởng sức khỏe – Tình trạng chung

Trường học xuống cấp, trẻ em thiệt thòi - 1

Ngoài việc ăn, chơi, ngủ, trẻ em cũng cần phải được học tập và giáo dục. Trách nhiệm của Bộ Giáo Dục trong việc phổ cập giáo dục cho lứa tuổi mầm non bắt buộc ngành giáo dục phải nỗ lực trong việc xóa sổ các khu trường học tạm bợ. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại, trước khó khăn về ngân sách, hiện nay nhiều địa phương vẫn tại khu vực ĐBSLC vẫn còn thiếu trường học bậc mầm non, dẫn đến phải học tập trong các trường học tạm đã xuống cấp gây bất tiện cho các em, mà đầu tiên là việc đảm bảo an toàn tại các ngôi trường này.

Trường học xuống cấp, trẻ em thiệt thòi - 2

Cảnh quan chung tại các trường học tạm bợ là hình ảnh bàn ghế cũ kỹ, bảng đen xiêu vẹo, cơ sở vật chất xuống cấp, nhiều chỗ đã hư hỏng, ngày nắng thì nóng còn ngày mưa thì dột. Tình trạng thời tiết thất thường, gây quan ngại trong việc đảm bảo an toàn, khiến cho tình hình học tập của trẻ thêm căng thẳng, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.

Bên cạnh đó, trường học không có nhà vệ sinh, các giáo viên thường phải dẫn các em tới các khu vực vệ sinh đặc trưng tại miền Tây, vừa bất an vừa thiếu vệ sinh cho trẻ.

Chịu thiệt thòi từ thiếu thốn điều kiện học tập

Cơ sở vật chất trường học đã xuống cấp nhưng chưa thể khắc phục, nên những yêu cầu tối thiểu cho điều kiện học hành của các em như thư viện sách – báo, dụng cụ thực hành, tranh ảnh, đồ chơi…càng trở nên xa xỉ. Do đó, các em cũng đang thiếu hẳn một sân chơi bổ ích, khơi dậy tinh thần học hỏi, mở rộng kiến thức.

Trường học xuống cấp, trẻ em thiệt thòi - 3

Tất cả các khó khăn hiện tại từ sự thiếu thốn trong các khu trường học xuống cấp, tạm bợ không chỉ gây ảnh hưởng đến kết quả học tập, mà còn ảnh hưởng đến tinh thần ở lứa tuổi còn chưa ý thức hết những thiệt thòi mà các em đang gánh chịu.

Trẻ em mầm non thuộc đối tượng nằm trong lứa tuổi quan trọng đang phát triển nhân cách và nhận thức, do đó để khơi dậy niềm yêu thích đến trường trong điều kiện hiện tại càng khó khăn hơn. Không chỉ các em, mà phụ huynh cũng dễ nản lòng trước những áp lực, khó khăn với điều kiện học tập. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ học sinh tại ĐBSCL nghỉ học nhiều gấp 3 lần so với cả nước.

Có một điều kiện học tập tốt là niềm mơ ước của trẻ em nông thôn nghèo.
Có một điều kiện học tập tốt là niềm mơ ước của trẻ em nông thôn nghèo.

Trường học tạm bợ xuống cấp, thiếu thốn, không đảm bảo an toàn đang trở thành nỗi nhức nhối không chỉ của Bộ Giáo Dục và của toàn xã hội. Nhiều năm qua, các giải pháp tháo gỡ cũng chưa thể kịp thời xử lí triệt để những vấn đề này. Và những “búp non trên cành” đang phải chịu đựng nhiều thiệt thòi ảnh hưởng tương lai phía trước…

Thuộc giai đoạn 3 của dự án cộng đồng “Vì cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn”, chương trình “Chung tay vun đắp những mầm xanh” của Quỹ Hợp Trí Super Humic dự kiến đi qua 9 tỉnh thành, kéo dài từ tháng 1-4/2017, để hỗ trợ phần nào khó khăn hiện tại mà các em đang gánh chịu. Quỹ Hợp Trí Super Humic được xây dựng và phát triển bằng cách trích 2000đ/ 1kg Hợp Trí Super Humic đã bán được.

Theo dõi hành trình “Chung tay vun đắp những mầm xanh” tại website: www.hoptri.com