Tinh hoa Nhật Bản trong từng chai trà

Để mang lại mùi vị chất lượng của trà Nhật Bản trong từng chai trà Ô long, doanh nghiệp đã chấp nhận áp dụng phương pháp phức tạp như việc trích ly lá trà, mặc dù quy trình này sẽ đòi hỏi nhiều thời gian và công sức hơn.

Giải tỏa cơn khát bằng sự thấu hiểu

Không phải ngẫu nhiên mà tập đoàn Suntory chọn sản phẩm trà Ô long để ra mắt người tiêu dùng Việt mà đây là kết quả của một quá trình đầu tư nghiên cứu và tìm hiểu thị trường, nhất là khi mà người tiêu dùng đã quá quen thuộc với các sản phẩm nước giải khát trà xanh đến từ các nhà sản xuất địa phương. Theo tờ Nikkei Asian Review, Nhật báo uy tín của Nhật đã đưa ra nhận định: “Thị hiếu tiêu dùng của người Việt Nam trong những năm gần đây có xu hướng chuyển sang tiêu thụ các sản phẩm đồ uống có lợi cho sức khỏe trong hoàn cảnh nền kinh tế đang có những bước tăng trưởng nhanh chóng”.

Bên cạnh yếu tố chiến lược khác biệt, tập đoàn Suntory chọn sản phẩm trà Ô long trong đó chất lượng sản phẩm, yếu tố sức khỏe con người được đặt lên hàng đầu. Và là một trong những sản phẩm mà Suntory đã dày công nghiên cứu suốt hơn 35 năm qua.

Tờ Nikkei viết: “Tại Nhật Bản, trà Ô long của Suntory được Bộ Y Tế Nhật Bản liệt kê vào danh sách FOSHU (FOSHU - Foods for Specified Health Uses) – danh sách các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe và được sử dụng phổ biến tại Nhật”.

Nắm bắt được xu hướng đó, tập đoàn Suntory Nhật Bản với hơn 35 năm kinh doanh và sản xuất các sản phẩm từ trà đã thông qua Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) để giới thiệu tới người tiêu dùng Việt những sản phẩm trà Ô long mang chất lượng Nhật để “giải cơn khát” tại thị trường Việt Nam.

Trà Ô long của tập đoàn Suntory là sản phẩm bán chạy số 1 tại thị trường Nhật, khi “du nhập” về thị trường Việt Nam đã được biết đến với tên gọi trà Ô long TEA+ Plus - đáp ứng theo nhu cầu giải khát của người Việt.

Hình ảnh những chai trà Ô Long TEA+ Plus tiêu chuẩn chất lượng Nhật Bản tại thị trường Việt Nam
Hình ảnh những chai trà Ô Long TEA+ Plus tiêu chuẩn chất lượng Nhật Bản tại thị trường Việt Nam

Tinh Hoa Nhật Bản - Thành công Việt Nam

Cùng tiêu chuẩn chất lượng và cách pha chế giống như quy trình Suntory ở Nhật Bản, lá trà Ô Long tại các nhà máy của SPVB cũng sẽ được chắt lọc tinh chất bằng phương pháp trích ly lá trà trong nước nóng, kết hợp cùng tỷ lệ bột trà phù hợp. Sau đó, nước trà sẽ trải qua nhiều khâu kiểm tra nghiêm ngặt và quản lý chất lượng chặt chẽ để đảm bảo đúng quy chuẩn sản xuất của trà Ô Long tại thị trường Nhật Bản trước khi đóng vào chai nhựa và xuất ra thị trường.

Quy trình chắt lọc tinh chất trà bằng cách trích ly lá trà trong nước nóng tại nhà máy SPVB ở Việt Nam (Nguồn hình: Nikkei Asian Review)
Quy trình chắt lọc tinh chất trà bằng cách trích ly lá trà trong nước nóng tại nhà máy SPVB ở Việt Nam (Nguồn hình: Nikkei Asian Review)

Ông Nobukazu Aoki – Giám đốc Marketing Cấp cao phụ trách các nhãn hàng của Suntory tại Việt Nam cho biết: "Để mang lại mùi vị chất lượng của trà Nhật Bản, chúng tôi chấp nhận áp dụng phương pháp phức tạp như việc trích ly lá trà, mặc dù quy trình này sẽ đòi hỏi nhiều thời gian và công sức hơn”

Suntory hoạt động với tôn chỉ mang chất lượng của trà Nhật Bản đến với người tiêu dùng Việt Nam. Chính sự đầu tư nghiên cứu phát triển, sở hữu những tinh hoa Nhật Bản sáng chế trong từng chai trà đã giúp tập đoàn Suntory Nhật Bản tạo sự khác biệt và đạt được thành công kinh doanh tại các thị trường nơi Suntory có mặt nói chung và trong từng chai trà TEA+ Plus tại thị trường Việt Nam nói riêng.

Thông tin về Nikkei

Nikkei là một trong những nhà xuất bản, tập đoàn truyền thông lớn nhất Nhật Bản có doanh số hàng năm khoảng 170 tỷ yên (1.37 tỷ USD), với các mảng kinh doanh báo chí, truyền hình và nội dung số. Các thương hiệu hàng đầu của họ là Nhật báo Nikkei Business Daily, các tờ Nikkei Keizai Shinbun, Nikkei Asian Review, Đài truyền hình TV Tokyo và Kênh tin tức kinh tế Nikkei CNBC.

Năm 2015, Nikkei đã vượt qua hãng tin lớn nhất Đức Axel Springer để dành quyền mua lại FT, Tập đoàn mẹ của nhật báo Financial Times, từ Pearson với giá trị lên tới 844 triệu bảng Anh (khoảng 1,31 tỷ USD).

Bài viết về trà Ô Long TEA+ Plus trên Nikkei:

http://asia.nikkei.com/Business/Companies/Vietnam-thirsts-for-Japanese-tea?page=1