Thú chơi siêu “độc”, siêu “dị”: Nuôi rắn cảnh, nhện khổng lồ trong nhà

(Dân trí) - Vài năm trở lại đây, bên cạnh việc nuôi chó, mèo làm cảnh nhiều dân chơi sinh vật cảnh còn “săn” các loài vật nuôi độc, lạ như: trăn, rắn thậm chí là nhện, rết khổng lồ.

Thú chơi siêu “độc”, siêu “dị”: Nuôi rắn làm cảnh

Trăn, rắn cảnh khá dễ nuôi và chăm sóc. Mỗi tuần chúng ăn một lần, thức ăn là thịt động vật như: chuột bao tử…
Trăn, rắn cảnh khá dễ nuôi và chăm sóc. Mỗi tuần chúng ăn một lần, thức ăn là thịt động vật như: chuột bao tử…

Các loại rắn, trăn cảnh chủ yếu là dòng rắn được nhập khẩu từ nước ngoài, không có nọc độc và có hình dáng nhỏ nhắn, màu sắc rực rỡ. Trong đó, được ưa chuộng nhất trên thị trường hiện nay là các loại: rắn ngô (corn snake), rắn sữa (milk snaske), rắn chúa (king snake) và trăn bóng…

Các loại rắn, trăn cảnh chủ yếu là dòng rắn được nhập khẩu từ nước ngoài, không có nọc độc
Các loại rắn, trăn cảnh chủ yếu là dòng rắn được nhập khẩu từ nước ngoài, không có nọc độc

Giá của loài rắn, trăn cảnh dao động từ 1 triệu cho đến vài chục triệu tùy loại, kích thước. Việc nuôi, chăm sóc các loài bò sát này cũng khá đơn giản, người chơi chỉ cần trang bị một hộp có lắp đậy hoặc thiết kế một chiếc hang, bên trong có khay nước. Mỗi tuần chúng ăn một lần, thức ăn là thịt động vật như: chuột bao tử… Tuy nhiên, đây là loài vật ưa sạch sẽ nên chuồng trại, nơi ở thường xuyên phải vệ sinh, lau chùi cẩn thận.

Trăn, rắn cảnh được Việt Anh nuôi trong các thùng nhựa có nắp đây và thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ
Trăn, rắn cảnh được Việt Anh nuôi trong các thùng nhựa có nắp đây và thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ

Nguyễn Việt Anh (SN 1986, Hoàng Hoa Thám, Hà Nội) nổi tiếng trong giới chơi sinh vật cảnh Hà Nội nhờ sở hữu bộ sưu tập trăn, rắn cảnh độc đáo với khoảng 30 con thuộc các loài khác nhau.

Một loại rắn thuộc dòng Abino garter khoảng 3 tháng tuổi, thuộc thể đột biến có màu sắc khá lạ mắt của anh Việt Anh.
Một loại rắn thuộc dòng Abino garter khoảng 3 tháng tuổi, thuộc thể đột biến có màu sắc khá lạ mắt của anh Việt Anh.

Theo Việt Anh, loài bò sát này nhìn bề ngoài có vẻ hung dữ nhưng thực chất đây đều là các loại rắn, trăn cảnh đã được thuần hóa, không có độc nên rất hiền. Đa số các loại vật nuôi này đều được kiểm dịch và có giấy tờ, nguồn gốc cụ thể.

Chi chục triệu sở hữu rồng Nam Mỹ làm cảnh

Đây là loài bò sát có kích cỡ lớn, hầm hố. Chúng có xuất xứ từ vùng Caribe Nam Mỹ. Ảnh: Dương Thanh (Dân Việt)
Đây là loài bò sát có kích cỡ lớn, hầm hố. Chúng có xuất xứ từ vùng Caribe Nam Mỹ. Ảnh: Dương Thanh (Dân Việt)

Rồng Nam Mỹ (Green Iguana) là loại vật nuôi đang thu hút sự tò mò của giới trẻ Việt. Thú cưng này có giá dao động từ vài triệu đến hơn trăm triệu đồng, tùy màu sắc và kích thước. Đây là loài bò sát có kích cỡ lớn, hầm hố. Chúng có xuất xứ từ vùng Caribe Nam Mỹ. Trên lưng thường có sừng (gai) nhìn hầm hố như một chú rồng trong chuyện cổ tích. Thức ăn của chúng là hoa quả, rau, cỏ. Tuy có bề ngoài khá dữ tợn nhưng thực chất rồng Nam Mỹ rất lành tính và từ tốn.

Thú cưng này có giá dao động từ vài triệu đến hơn trăm triệu đồng, tùy màu sắc và kích thước. Ảnh: Hoàng Ngọc
Thú cưng này có giá dao động từ vài triệu đến hơn trăm triệu đồng, tùy màu sắc và kích thước. Ảnh: Hoàng Ngọc

Ở Việt Nam, thú chơi rồng Nam Mỹ có từ khoảng hơn 10 năm trước và chủ yếu phát triển ở các thành phố lớn. Trong đó, nhiều dân chơi sinh vật cảnh sở hữu bộ sưu tập rồng đất với số lượng lớn, giá trị lên tới cả trăm triệu.

Mua nhện “khổng lồ” làm thú cưng

Khoảng vài năm trở lại đây, ngoài chơi các loại trăn, rắn cảnh, nhiều dân chơi sinh vật cảnh còn rộ lên trào lưu nuôi nhện “khổng lồ” hay còn gọi là nhện Tarantula làm thú cưng.

Thú chơi nhện Tarantula du nhập vào Việt Nam khoảng đầu năm 2008 và phát triển nở rộ vào những năm 2010.
Thú chơi nhện Tarantula du nhập vào Việt Nam khoảng đầu năm 2008 và phát triển nở rộ vào những năm 2010.

Các loài nhện này chủ yếu có xuất xứ từ Mexico. Nhện Tarantula dễ nuôi, môi trường sống đơn giản, chỉ cần một cái lồng thoáng khí, đất, một chỗ trú ẩn là được. Theo các dân chơi, tuổi thọ nhện rất dài. Nhện đực có thể sống tới 5 năm. Nhện cái tùy loại, thường từ 5 tới 20 năm. Nhện không cần nhiều sự chăm sóc như chó, mèo. Thường chỉ cần cho ăn 1 lần/tuần. Thậm chí, có trường hợp ghi nhận, một con nhện Tarantula bị bỏ đói suốt 2 năm trời vẫn sống.

Thú chơi nhện Tarantula du nhập vào Việt Nam khoảng đầu năm 2008 và phát triển nở rộ vào những năm 2010. Hiện nay, trên thị trường, một con nhện cảnh có giá từ 350 nghìn đồng – 600 nghìn đồng/ con, tùy chủng loại.

Kinh dị thú chơi rết cảnh “khồng lồ”

Trước đây, loài vật nhiều chân, đáng sợ này thường là nỗi ám ảnh, khiếp sợ đối với nhiều người tuy nhiên, vài năm trở lại đây rết lại được nhiều dân chơi sinh vật cảnh “chuộng” mua làm vật cưng trong nhà. Theo đó, mỗi con rết dài từ 15-20cm có giá từ 200-300 nghìn đồng, chúng được lấy nọc độc trước khi đến tay người chơi.

Thú chơi siêu “độc”, siêu “dị”: Nuôi rắn cảnh, nhện khổng lồ trong nhà - 8

Rết khổng lồ được nuôi trong tủ kính lớn hoặc trong các chai, lọ thủy tinh để hở nắp. Nuôi loài này khá dễ, chỉ cần đảm bảo đủ không khí, nước và ít mồi, là rết có thể sống được trong chai đến hai tháng.

Nở rộ thú chơi chim săn, đại bàng quyền uy

Loài chim săn mồi sống ở tự nhiên nên bản tính khá hung dữ.
Loài chim săn mồi sống ở tự nhiên nên bản tính khá hung dữ.

Dòng chim săn mồi gồm có các loài: như đại bàng, chim ưng, chim cắt, đại bàng ưng hay cú mèo. Đây đều là những loài chim lớn, có bản tính hung dữ. Đặc điểm nổi bật nhất của chúng là đôi mắt rực sáng, bộ móng vuốt và chiếc mỏ sắc như dao nhọn. Đặc biệt, chúng có khả năng lao nhanh như tên bắn và là nỗi khiếp đảm của không ít các loài chim trời, rắn và những loài thú nhỏ như chuột, thỏ, sóc…

Đối với một tay huấn luyện chim chuyên nghiệp thì chỉ mất khoảng 2 tháng là chim có thể làm quen và nghe theo các hiệu lệnh của chủ nhân.
Đối với một tay huấn luyện chim chuyên nghiệp thì chỉ mất khoảng 2 tháng là chim có thể làm quen và nghe theo các hiệu lệnh của chủ nhân.

Theo một số người chơi, việc sở hữu một con chim săn mồi hiện nay không quá khó và đắt đỏ như trước kia. Trung bình, đối với những loài chim ưng và cắt nhỏ giá khoảng từ 1 - 3 triệu đồng mỗi con. Dòng đại bàng giao động khoảng 3 - 7 triệu đồng. Giá trị chim phụ thuộc vào hình dáng, kích thước và kỹ năng săn mồi của từng con. Chim càng có dáng vẻ oai phong, hùng dũng, biết nghe theo hiệu lệnh càng được định giá cao. Trong đó những con đại bàng trống thường đắt, quý và được chuộng hơn đại bàng mái.

Trong một buổi huấn luyện ngoài trời, những chú chim săn mồi thường phải trải qua 4 bài tập: Đứng và ăn trên găng, qua tay, vồ mồi trên không và tập chế độ săn tự nhiên.
Trong một buổi huấn luyện ngoài trời, những chú chim săn mồi thường phải trải qua 4 bài tập: Đứng và ăn trên găng, qua tay, vồ mồi trên không và tập chế độ săn tự nhiên.

Một dân chơi chim săn mồi chuyên nghiệp cần khá nhiều dụng cụ để hỗ trợ như: Găng tay da 3 lớp, mũ đội đầu cho chim, cân điện tử, bộ dây buộc chân, thiết bị định vị, chuông, còi, cầu đứng, mồi săn… Trong đó, đắt đỏ nhất là thiết bị định vị GPS giúp xác định được vị trí chim bay khi luyện tập hoặc có thể phát tín hiệu để chim bay về. Trung bình, để sở hữu đủ bộ dụng cụ này, người chơi cũng phải bỏ ra ít nhất là 20 triệu đồng.

Chơi chim săn mồi không chỉ là một thú chơi mà theo nhiều người đây còn là một môn thể thao giúp người chơi rèn luyện tính kiên trì, sự sáng tạo của mình.

Hiệp Nguyễn

Tổng hợp

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm