Sai lầm khi chọn dầu theo cảm quan màu sắc
(Dân trí) - Ngộ nhận rằng chỉ có dầu ăn màu sáng mới là dầu tốt, bấy lâu nay, đa số chị em nội trợ đã để lỡ mất nhiều loại dầu ăn chất lượng, tốt cho sức khỏe, ví dụ như dầu gạo. Thực tế, màu sắc của dầu ăn chủ yếu đến từ nguồn gốc nguyên liệu và công nghệ sản xuất chế biến. Phải thật lưu ý điểm này chị em mới có lựa chọn đúng.
Sai lầm: lựa dầu chỉ dựa trên màu sắc
Đứng trước quầy hàng dầu ăn trong siêu thị, chị Hải Anh (Quận Bình Thạnh, TP.HCM) cho biết: “Tôi nghĩ dầu chất lượng cao thì nhất định phải có màu vàng sáng, trong. Nếu phải chọn một loại dầu ăn mới, tôi cũng sẽ ưu tiên tiêu chí này”.
Chị Hải Anh và rất nhiều người nội trợ đang có cùng quan điểm chỉ hiểu đúng một phần của vấn đề. Tuy phần lớn dầu ăn cao cấp trên thị trường có màu sáng, nhưng nói về màu dầu thì trước hết cần phải nhắc đến thành phần nguyên liệu. Trao đổi với chúng tôi về đề tài này, PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Tú - Phó Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết: “Nguồn gốc nguyên liệu thực vật tự nhiên quyết định màu dầu thực vật. Nguyên liệu thực vật tự nhiên khác nhau thì màu dầu thành phẩm chắc chắn khác nhau. Vì vậy, tôi khuyên chị em phụ nữ nên hướng sự chú tâm vào nguồn gốc và công dụng mà loại dầu đó mang lại”.
Mặc dù nếu nhìn lướt qua, hầu hết dầu ăn đều có màu vàng. Nhưng nếu để ý kỹ, màu vàng của từng loại dầu có mức độ đậm nhạt khác nhau do khác biệt về loại dầu và nguồn gốc nguyên liệu cũng như thành phần các hoạt chất có trong dầu. Ví dụ: dầu gạo có màu vàng sẫm, dầu đậu nành có màu vàng nhạt, dầu mè có màu vàng cánh gián, dầu ô-liu có màu vàng ngả xanh…
Dầu gạo vàng sẫm vì được chiết xuất từ màng cám của gạo lứt
Khi so sánh với các loại dầu thực vật phổ biến, dầu gạo được xem là có màu sắc khá khác biệt khi đặt cạnh các loại dầu ăn khác. Do thị hiếu chuộng màu dầu sáng, màu vàng sẫm đặc trưng của lớp màng cám gạo lứt khiến dầu gạo thường bị người nội trợ bỏ qua. Đây là một điều khá đáng tiếc, bởi dầu gạo được giới khoa học đánh giá là một trong những loại dầu tốt nhất cho sức khỏe.
Gạo lứt chính là gạo nguyên cám, từ lâu luôn đứng trong top các loại thực phẩm tự nhiên giàu dinh dưỡng. Nhưng ít ai biết, trong lớp màng mỏng manh của gạo lứt ẩn chứa một loại dầu quý giá, giàu dưỡng chất chống ô-xi hóa, đặc biệt là dưỡng chất diệu kỳ Gamma – Oryzanol (đọc là Gam ma ô ri gia non) và Vitamin E, giúp đẩy lùi cholesterol xấu, bảo vệ tim mạch. TS. BS. Phạm Trần Linh – Hội Tim mạch Việt Nam, cho biết: “Gamma-Oryzanol có sức mạnh chống ô-xi hóa tốt hơn so với Vitamin E, hoạt động như một “chất quét dọn các gốc tự do”. Chất này có khả năng hỗ trợ giúp cơ thể hạn chế sự hình thành mảng xơ vữa do quá trình ô-xi hóa của cholesterol xấu, từ đó giúp thông thoáng thành mạch máu, thúc đẩy sự tuần hoàn. Vì vậy, nhiều nhà khoa học cũng đã khuyên dùng dầu gạo trong chế độ dinh dưỡng như một liệu pháp tự nhiên giúp ngăn ngừa nguy cơ bệnh tim mạch”. Khoa học hiện đại đã khám phá và áp dụng công nghệ tiên tiến để trích ly dầu gạo từ lớp màng cám của gạo lứt , đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người.
Trung bình, cám gạo chỉ chiếm 10% trọng lượng hạt gạo, trong cám gạo chỉ có khoảng 13% là dầu, do đó theo tính toán, cần tới lớp cám của 200 kg lúa gạo để sản xuất ra 1 lít dầu gạo nguyên chất. Bên cạnh đó, để có thể trích ly được dầu gạo chất lượng, cám sau khi được tách khỏi gạo lứt phải được sơ chế trong vòng 6 tiếng để ổn định chất lượng, và sau đó được trích ly thành dầu thô. Dầu gạo thô còn lẫn nhiều tạp chất, vì vậy, cần trải qua 7 bước tinh chế phức tạp với công nghệ hiện đại và được xử lý trong chân không. Đây chính là công đoạn quan trọng, quyết định tới chất lượng và cảm quan của dầu thành phẩm.
Do yêu cầu cao về vốn đầu tư, máy móc kỹ thuật và nguồn nguyên liệu, trên thế giới chỉ có một số nhà sản xuất dầu gạo chuyên nghiệp. Tại Việt Nam, Công ty TNHH Dầu Thực vật Cái Lân, thuộc Tập đoàn Wilmar Singapore là đơn vị tiên phong sản xuất Dầu gạo nguyên chất Simply thành công đưa ra thị trường. Hiện nay, đơn vị này đã được công nhận là thành viên chính thức của Hiệp hội Dầu gạo Quốc tế.
Dầu gạo hiện đã được sử dụng phổ biến tại các quốc gia tiên tiến như Nhật, New Zealand, Úc, Hồng Kong, Đài Loan…
Với thông tin này, các bà nội trợ khi mua dầu ăn nên tìm hiểu thêm về nguồn gốc nguyên liệu của sản phẩm dầu ăn mình lựa chọn thay vì chỉ quyết định mua dựa trên tiêu chí màu sắc để không bỏ lỡ những loại dầu thực sự tốt cho bữa ăn và sức khoẻ của gia đình.