Ô nhiễm không khí “kẻ giết người thầm lặng”
(Dân trí) - Ô nhiễm không khí hiện đang là mối quan tâm chung của xã hội toàn cầu. Không khí đang “kêu cứu” - cứu chính nó và cứu con người.
Khi tình trạng không khí ô nhiễm ở mức báo động xấu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng, nó được xem là “kẻ giết người thầm lặng”.
Vậy ô nhiễm không khí là gì?
Ô nhiễm không khí là sự thay đổi trong thành phần của không khí gây ra tình trạng biến đổi khí hậu, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người hay có thể làm phá hỏng môi trường tự nhiên của nhiều loài sinh vật khác.
Ô nhiễm không khí được chia thành ô nhiễm không khí ngoài trời và ô nhiễm không khí trong nhà. Trong đó, ô nhiễm không khí ngoài trời đến từ các nguyên nhân như: Khí thải giao thông; các công trình xây dựng; nhà máy công nghiệp; quá trình sản xuất nông nghiệp; do tác động của khí hậu và còn do nguyên nhân từ đốt rơm rạ, rác, đun bếp than tổ ong. Bên cạnh đó, chúng ta còn phải đối mặt với ô nhiễm không khí trong nhà. Các nguồn gây ô nhiễm bao gồm khói thuốc lá, mùi đun nấu thức ăn, lông thú cưng, phấn hoa gây dị ứng, các virut gây bệnh về hô hấp, các hạt bụi mịn.
Theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ, chất lượng không khí được chia làm 5 mức, 0-100 là chất lượng không khí tốt và chấp nhận được. Từ 101 - 200 là kém, người dân nhóm nhạy cảm cần hạn chế ra ngoài. Chỉ số AQI từ 201 - 300 là thang màu tím, thuộc nhóm rất ô nhiễm. Trong thời gian qua, Hà Nội thường xuyên đứng vị trí số 1 trong top các thành phố ô nhiễm nhất thế giới khi chỉ số AQI luôn mở mức xấp xỉ 200, cảnh báo người dân hạn chế ra ngoài.
Tác hại của ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây nguy cơ đột quỵ, suy nhược thần kinh, bệnh tim mạch, ung thư, cùng hàng loạt các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, viêm phổi, thậm chí ung thư phổi ngày càng tăng cao.
Theo WHO, ước tính khoảng 30% các trường hợp tử vong do ung thư phổi có liên quan đến ô nhiễm không khí, tỉ lệ này ở bệnh đột quỵ chiếm khoảng 25%. Riêng đối với bệnh lý hô hấp, ước tính khoảng 43% các trường hợp tử vong do các bệnh lý hô hấp có liên quan đến ô nhiễm không khí. Trong đó, bụi siêu mịn PM2.5 khi hít vào phổi sẽ đi theo đường máu đến các cơ quan trong cơ thể và gây ra phản ứng viêm và có thể gây bệnh ở nhiều cơ quan khác nhau.
Cần làm gì để bảo vệ sức khỏe
Không khí trong nhà không sạch tuyệt đối, đòi hỏi một giải pháp thanh lọc không khí hiệu quả và toàn diện. Tuy nhiên để lọc bụi hiệu quả và đặc biệt là lọc được bụi siêu mịn PM2.5, các sản phẩm hỗ trợ cần được phát triển bằng công nghệ hiện đại, có kết cấu màng lọc chuyên biệt.
Một trong các sản phẩm đó phải kể đến máy lọc không khí Levoit. Là thương hiệu đi đầu trong các dòng máy lọc không khí cao cấp được người dùng chú ý hiện nay, Levoit đã đạt được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Bộ năng lượng Hoa Kỳ với những giải thưởng nổi trội như IF, Reddot, CES, GIA.
Theo thông tin từ nhà sản xuất, máy lọc không khí Levoit được trang bị bộ lọc được sắp xếp ngẫu nhiên từ các sợi thủy tinh có đường kính từ 0.5 đến 2.0 micromet như một chiếc lưới để ngăn bụi bẩn, giữ các hạt với kích thước lớn hơn 0,3 micro và vi khuẩn, giúp làm sạch không khí đến 99%.
Ngoài ra, máy lọc không khí Levoit còn giúp loại bỏ các chất gây dị ứng trong không khí như phấn hoa, bụi, mùi đun nấu thức ăn và lông động vật. Sản phẩm cũng phát huy tối đa tác dụng màng lọc HEPA - màng lọc không khí hiệu suất cao - với ba lớp cảm biến thông minh, khử mùi bằng carbon, giúp nhanh chóng loại bỏ mùi thuốc lá, amoniac. Từ đó, giúp hạn chế và ngăn ngừa các tác nhân gây ra các tác nhân gây ra các vấn đề về hô hấp, tim phổi, hen suyễn, dị ứng,…
Với những tính năng đặc biệt, máy lọc không khí Levoit đáp ứng nhu cầu cấp thiết hiện nay của người Việt Nam trước vấn nạn ô nhiễm không khí ở mức báo động. Levoit mang đến thị trường Việt Nam một luồng gió mới nhằm cải thiện chất lượng không khí cho gia đình, an toàn sức khỏe người sử dụng cho một không gian sống xanh.