Nước sạch cho mọi người – từ chính sách quản lý đến tiết kiệm nước trong gia đình
Việt Nam có hơn 3.400 sông, suối cùng tiềm năng nước ngầm ước tính khoảng 63 tỷ m3/năm. Tuy nhiên, theo các báo cáo gần đây, Việt Nam đang đối mặt với tình trạng suy thoái, cạn kiệt nguồn nước mặt, nước ngầm, thiếu nước nghiêm trọng.
Đây là khẳng định của ông Châu Trần Vĩnh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường). Theo ông Vĩnh, ở ngoài nước, việc các quốc gia tăng cường khai nước thượng nguồn đe dọa nghiêm trọng đến tổng lượng tài nguyên nước của Việt Nam hiện tại và tương lai.
Trong khi đó, ở trong nước, quá trình phát triển kinh tế - xã hội, sự gia tăng dân số và quá trình đô thị hóa đã ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng, trữ lượng nguồn nước.
Sử dụng nước lãng phí còn phổ biến
Ông Châu Trần Vĩnh cho biết, có một nghịch lý là nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng trong khi tình trạng sử dụng nước lãng phí, kém hiệu quả còn khá phổ biến. Ở một số khu vực, lưu vực sông, việc khai thác nước thiếu hợp lý đã làm nguồn nước suy kiệt.
Theo ước tính, trong tương lai gần, do tăng dân số, đô thị hóa, công nghiệp hóa… nhu cầu dùng nước ở nước ta sẽ lên đến khoảng 130-150 tỷ m3/năm, chiếm tới gần 50% tổng lượng nước sản sinh trên lãnh thổ nước ta và gần 90% nguồn nước vào mùa khô (khoảng 170 tỷ m3).
Sự cạnh tranh giữa sử dụng nước cho thủy điện và các nhu cầu tiêu thụ nước khác, nhất là cho sản xuất nông nghiệp ở lưu vực hạ nguồn các con sông lớn đã xảy ra trong những năm gần đây, đặc biệt là vào mùa khô.
Bên cạnh đó, dưới tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng cũng như các hoạt động khai thác, sử dụng nước của các quốc gia ở thượng nguồn sông Mê Kông, khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ phải thường xuyên đối mặt với tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn khốc liệt hơn những gì đã, đang xảy ra kể cả về quy mô, mức độ và thời gian nếu chúng ta không có các giải pháp căn cơ có tính chiến lược, lâu dài.
Mô hình mới
Theo thống kê, từ sau khi Luật Tài nguyên nước năm 2012 có hiệu lực đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hoàn thiện và trình Chính phủ phê duyệt 06 Nghị định và ban hành 30 Thông tư. Các giải pháp bảo đảm quản lý tài nguyên nước có hiệu quả được đưa ra gồm: xây dựng và phê duyệt quy hoạch tài nguyên nước quốc gia; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra; tổng kiểm kê tài nguyên nước quốc gia…
Trong đó, truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng là nhiệm vụ được chú trọng hang đầu. Ngoài việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tài nguyên nước, Cục Quản lý tài nguyên nước hàng năm đều tổ chức các sự kiện truyền thông tới cộng đồng để giúp người dân hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước, góp phần bảo vệ nguồn nước ngay trong sinh hoạt thường ngày như: tiết kiệm nước sinh hoạt, tiết kiệm nước khi giặt xả quần áo…
Điểm mới của giải pháp này là mô hình hợp tác giữa nhà nước và các tổ chức, doanh nghiệp trong công tác quản lý tài nguyên nước. Với nhiều sáng kiến và quy mô, cách thức tổ chức đa dạng, công tác bảo vệ và tiết kiệm nước được thực hiện tại nhiều tỉnh, thành phố đã thu hút sự tham gia tích cực cực toàn xã hội. Đặc biệt, từ năm 2013, Cục phối hợp với Quỹ Unilever Việt Nam - nhãn hàng Comfort thành lập “Quỹ tiết kiệm một tỷ mét khối nước” nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi sử dụng nước tiết kiệm của người dân.
Lan tỏa, tạo sự thay đổi
Ông Châu Trần Vĩnh cho rằng, mô hình hợp tác giữa nhà nước và các tổ chức, doanh nghiệp đã đạt nhiều kết quả khả quan và cần được duy trì trong những năm tới. Với vai trò tiên phong trong trách nhiệm xã hội, “Quỹ tiết kiệm một tỷ mét khối nước” có ý nghĩa và sức lan tỏa cao, góp phần làm thay đổi nhận thức, hành vi, thói quen và cách ứng xử với tài nguyên nước ở hiện tại và tương lai. 5 năm qua, Quỹ đã tiếp cận hơn 33,6 triệu hộ gia đình, tiết kiệm được 636 triệu m3 khối nước thông qua các hoạt động truyền thông và các cuộc thi sáng tạo ý tưởng tiết kiệm nước.
Năm 2018, tiếp nối thành công của chiến dịch “Xả 1 lần cùng Comfort, tiết kiệm cho bạn, giúp vùng hạn mặn” năm 2017, Cục tiếp tục phối hợp với Quỹ triển khai chương trình truyền thông “Xả 1 lần cùng Comfort, chỉ một lần xả là đủ”. Chương trình hướng tới mục tiêu tiết kiệm thêm 100.000m3 nước sạch từ nay tới hết năm 2018 thông qua công tác tuyên truyền, vận động và nâng cao nhận thức của người dân tiết kiệm nước trong gia đình ngay từ việc xả quần áo hằng ngày.
Chương trình gồm các hội thảo tuyên truyền tiết kiệm nước hướng tới đối tượng chị em phụ nữ ở các địa
"Chương trình hợp tác giữa Cục Quản lý tài nguyên nước và Quỹ Unilever Việt Nam phù hợp với chính sách quản lý tài nguyên nước tại Việt Nam hiện nay", Ông Châu Trần Vĩnh - Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường).
phương; xây dựng công trình nước, trao tặng bồn chứa nước cho 8 tỉnh thiếu nước sạch; đẩy mạnh truyền thông tiết kiệm nước trên các phương tiện thông tin đại chúng…Chương trình khuyến khích mọi người cùng nhau lan tỏa nhận thức sử dụng nước từ trong chính gia đình của mình, bằng cách chia sẻ các mẹo tiết kiệm nước thông minh trên website: www.1tym3nuoc.vn. Người tham gia sẽ nhận các phần quà hấp dẫn và chung tay vào hành trình mang nước sạch đến cho người dân vùng hạn, mặn.
Việt Nam không dồi dào nguồn nước như chúng ta vẫn lầm tưởng. Việc nhận thức được tầm quan trọng của tài nguyên nước và có ý thức hơn trong bảo vệ nguồn nước là điều cấp thiết. Trong đó, tiết kiệm nước trong sinh hoạt, xả quần áo chỉ với 1 lần là cách đơn giản nhất để chúng ta dành phần nước ấy đến các nơi thiếu nước sạch, nước ngọt.
Huy Thắng