Nông dân làm giàu từ nuôi bò sữa: Thu nhập 150-160 triệu/tháng

Những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đang đứng trước cơ hội được “giải cứu” bởi sự hợp tác giữa Nhà nước – Doanh nghiệp – Nông dân còn những nông hộ đang “ăn nên làm ra” từ sữa bò được thu mua giá cao đang đối mặt với nguy cơ hạ giá?!

Chăn nuôi bò sữa - Thay đổi để cùng phát triển

Tại hội nghị Xây dựng chuỗi liên kết phát triển chăn nuôi bò sữa và tiêu thụ sữa tươi trên địa bàn thành phố Hà Nội, các nhà chức trách cùng các doanh nghiệp, đặc biệt là Công ty Cổ phần Sữa Quốc tế (IDP) đã có những giải pháp tích cực nhằm giải quyết triệt để tìm đầu ra sữa tươi nguyên liệu cho các hộ chăn nuôi. Đồng thời, cả 3 bên đã thống nhất quan điểm phải thay đổi nhanh chóng cơ cấu sản xuất, chăn nuôi để tăng sản lượng sữa tươi nguyên liệu, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng.

 


Ông Dương Văn Hùng là một trong những người nông dân tại Ba Vì làm giàu từ chăn nuôi bò sữa

Ông Dương Văn Hùng là một trong những người nông dân tại Ba Vì làm giàu từ chăn nuôi bò sữa

Điều đó cũng đồng nghĩa với việc, các doanh nghiệp sẽ thu mua sữa tươi nguyên liệu đạt chuẩn theo giá thị trường, tuy nhiên các nông hộ chăn nuôi bò sữa quy mô lớn, thu nhập cao lại không hề lo lắng, ngược lại, rất tâm đắc với quyết định của nhà nước và doanh nghiệp.

Ông Dương Văn Hùng (Hà Nội) – nông hộ làm giàu từ bò sữa cho biết: “Gia đình tôi chăn nuôi bò sữa từ năm 2007 đến nay, được sự tư vấn, hỗ trợ của Trung tâm phát triển Chăn nuôi Hà Nội, đến nay gia đình chúng tôi có đàn bò trên 50 con, mức thu nhập bình quân trên 120 triệu/tháng. Năm 2014, mức thu nhập có thể đạt đến 150-160 triệu/tháng. Chăn nuôi bò sữa đã giúp chúng tôi có nguồn thu nhập ổn định và cuộc sống tương đối vững chắc. Mong muốn của gia đình tôi cũng như các hộ chăn nuôi khác trên địa bàn thành phố Hà Nội là cung cấp sản phẩm sữa phục vụ cho người tiêu dùng, giúp thế hệ tương lai được dùng sữa nhiều hơn”.


100% Sữa tươi Ba Vì là trái ngọt cho mô hình chuỗi liên kết chăn nuôi: Nhà nước  - Doanh nghiệp – Nông dân

100% Sữa tươi Ba Vì là trái ngọt cho mô hình chuỗi liên kết chăn nuôi: Nhà nước  - Doanh nghiệp – Nông dân

 

Về những lợi ích chuỗi liên kết chăn nuôi mang lại, ông Hùng chia sẻ thêm: “Điều khiến chúng tôi tâm đắc nhất chính là việc Trung tâm phát triển Chăn nuôi Hà Nội và Công ty IDP tổ chức Hội nghị triển khai xây dựng chuỗi tiêu thụ sản phẩm sữa tươi trên địa bàn thành phố Hà Nội. Bởi có những chuỗi tiêu thụ như thế này sẽ giúp cho người nông dân chúng tôi yên tâm sản xuất và đầu tư phát triển quy mô lớn hơn, đạt được năng suất sữa cao hơn, giảm giá thành trên 1kg sữa xuống đến mức thấp nhất”.

100% sữa tươi Ba Vì – “Phát pháo” đầu tiên trong chuỗi liên kết chăn nuôi bò sữa

Cũng ngay trong hội nghị lần này Công ty Sữa Quốc tể IDP đã bắn “phát pháo” đầu tiên thể hiện sự quyết tâm cao trong thực hiện chuỗi liên kết chăn nuôi bò sữa giữa nhà nước, nông dân, doanh nghiệp bằng việc tái tung ra thị trường sản phẩm “100% sữa tươi Ba Vì” với giá siêu tiết kiệm đã giảm gần đến 20% so với sản phẩm cùng loại.


Ông Nguyễn Ngọc Sơn phát biểu tại Hội nghị

Ông Nguyễn Ngọc Sơn phát biểu tại Hội nghị

Đây được coi như là “trái ngọt” cho sự kết hợp chặt chẽ, chân thành giữa 3 nhà và mang lại lợi ích cho 4 bên theo như phát biểu của ông Nguyễn Ngọc Sơn (Phó Giám đốc Trung tâm phát triển Chăn nuôi Hà Nội): “Đầu tiên là sự hưởng lợi của người chăn nuôi từ các chính sách của Thành phố Hà Nội. Thứ 2 các cơ quan quản lý sẽ có trách nhiệm thực hiện các giải pháp này. Thứ 3, doanh nghiệp tạo được vùng nguyên liệu, thu mua được sản phẩm của người nông dân làm ra. Nếu 3 bên kết hợp lại sẽ tạo thành chuỗi liên kết khép kín, gồm: Nông dân sản xuất, doanh nghiệp thu mua nguyên liệu được đảm bảo chất lượng, các cơ quan quản lý quản lý chặt chẽ hơn, tránh các hiện tượng chăn nuôi không đảm bảo được quy trình. Về người tiêu dùng, họ sẽ được hưởng lợi về sản phẩm sạch bởi khi các cơ quan quản lý kiểm soát chặt chẽ, sản phẩm đảm bảo an toàn. Đồng thời, biết rõ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Việc đưa công nghệ cao, tăng năng suất sữa tươi nguyên liệu sẽ góp phần hạ giá thành sản phẩm, từ đó, người tiêu dùng hưởng lợi từ chi phí tiết kiệm và có cơ hội sử dụng sản phẩm nhiều hơn”