Nỗi lo trẻ biếng ăn
(Dân trí) - Biếng ăn là nỗi lo của các bậc phụ huynh có con nhỏ. Việc ba mẹ cần làm là bình tĩnh xem xét các nguyên nhân để tìm ra giải pháp phù hợp, hơn là thúc ép trẻ ăn có thể sẽ làm vấn đề thêm trầm trọng.
Theo một nghiên cứu từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia vào năm 2022, tỷ lệ trẻ biếng ăn ở Việt Nam từ 30 - 40%, đưa biếng ăn ở trẻ trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu không chỉ nằm trong giới hạn gia đình mà còn là của toàn xã hội.
Một số phụ huynh lầm tưởng việc bé không thích ăn một số món nhất định là dấu hiệu của trẻ biếng ăn. Tuy nhiên, nếu như bé vẫn duy trì chế độ ăn bình thường đối với các thực phẩm khác thì đây là việc bé kén chọn chứ không phải biếng ăn.
Biếng ăn ở trẻ thường xuất phát từ 2 nguyên nhân chính, biếng ăn sinh lý và biếng ăn bệnh lý. Phụ huynh cần phân biệt rõ hai loại biếng ăn này, để không rơi vào thế bị động, khi đối mặt với tình trạng biếng ăn của con.
Biếng ăn sinh lý là gì?
Biếng ăn sinh lý là tình trạng biếng ăn khi bé bước vào giai đoạn chuyển giao giữa các thay đổi, ví dụ như vào những thời điểm trẻ mọc răng, tập đi, tập nói, bắt đầu đến trường,… Những thời điểm cần chú ý là 9-12 tháng, 16-18 tháng, trẻ sẽ dễ mắc biếng ăn sinh lý hơn.
Biếng ăn bệnh lý là gì?
Biếng ăn bệnh lý xảy ra khi cơ thể bé mắc bệnh và tác động đến hệ tiêu hóa khiến bé bị nhạt miệng, chán ăn và mệt mỏi.
Có thể kể đến những chứng bệnh phổ biến gây ra tình trạng biếng ăn bệnh lý ở trẻ như: Trẻ gặp khó khăn khi nhai nuốt do viêm amidan, nấm lưỡi, áp xe lợi, viêm tuyến nước bọt…; rối loạn tiêu hóa (đau bụng, tiêu chảy, nôn trớ, táo bón, buồn nôn) làm tăng sự co bóp và tiết dịch trong dạ dày và ruột; nhiễm trùng đường hô hấp, viêm dạ dày, viêm ruột, nhiễm khuẩn kháng sinh, nhiễm ký sinh trùng cũng gây nên tình trạng biếng ăn ở trẻ.
Nếu để tình trạng biếng ăn kéo dài, nhiều hệ lụy có thể ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
Những hậu quả không ngờ tới khi biếng ăn kéo dài
Ngoài hậu quả về thể chất là con sẽ thấp bé hơn bạn bè đồng trang lứa, biếng ăn còn gây ra nhiều tác hại. Ví dụ như là trí não, trẻ biếng ăn có thể thiếu những chất quan trọng như: Protein, omega 3, omega 6, taurin, sắt - những chất rất cần để hoàn thiện trí não của trẻ.
Sức đề kháng của trẻ cũng suy giảm đáng kể, nhất khi vào thời tiết giao mùa, bệnh tật rất dễ tấn công. Điều này sẽ tạo thành vòng luẩn quẩn: Biếng ăn - bệnh - biếng ăn - suy dinh dưỡng - bệnh - biếng ăn.
Một hậu quả mà có thể không nhiều phụ huynh chú ý nhưng sẽ âm thầm gây tổn thương trẻ, đó là chỉ số cảm xúc hay còn gọi là EQ. Một số trẻ biếng ăn thường có xu hướng thụ động, thu mình, khó hòa nhập, thiếu bạn bè, hoặc có thể dẫn đến tự kỷ. Ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ, ba mẹ cũng dễ căng thẳng và mệt mỏi khi có con biếng ăn kéo dài.
Giải pháp nào để cho tình trạng biếng ăn của trẻ?
Thông thường, biếng ăn sinh lý sẽ không quá nghiêm trọng nhưng cũng không thể xem thường. Có những cách mẹ có thể thử khi bé biếng ăn như:
Chia nhỏ bữa ăn: mẹ có thể chia nhỏ khẩu phần ăn và cho bé ăn thành nhiều bữa trong ngày, mỗi lần cho trẻ ăn từng chút một.
Chế biến món ăn đa dạng, đẹp mắt: một thực đơn phong phú cùng với hình thức đẹp để kích thích con ăn nhiều hơn.
Không ép, dọa nạt hay quát mắng con: khi thấy trẻ có thái độ không hợp tác, không chịu ăn, mẹ hãy kiên nhẫn.
Riêng đối với trường hợp bé biếng ăn do bệnh lý, phụ huynh phải chú ý chăm sóc chu đáo và cho con thăm khám bác sĩ khi cần.
Khuyến khích trẻ uống đủ nước: bổ sung nước liên tục giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước và mất cân bằng điện giải. Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi đã bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể cho trẻ ăn thức ăn dạng lỏng.
Điều chỉnh thời gian dùng bữa của trẻ: bố mẹ không nhất thiết yêu cầu trẻ dùng bữa đúng giờ khi trẻ biếng ăn bệnh lý. Để trẻ ăn nhiều hơn, bố mẹ có thể khích lệ trẻ ăn và cho phép trẻ ăn bất cứ lúc nào. Tuy nhiên ba mẹ nên lưu ý nguyên tắc về khoảng cách giữa các bữa ăn. Mỗi bữa ăn nên cách nhau tối thiểu 2 giờ.
Trên đây là một số trong rất nhiều những phương pháp gợi ý hỗ trợ các bậc phụ huynh có con biếng ăn sẽ được đề cập trong buổi tọa đàm sắp tới với chủ đề "Trẻ biếng ăn - chuyện của mọi nhà" do nhãn hàng sữa mát Nhật Bản Morinaga tổ chức.
Chương trình sẽ diễn ra vào lúc 19h30, ngày 27/10, được livestream trực tiếp từ fanpage Morinaga - "Mẹ vững vàng bé khỏe tự tin" (fanpage: https://www.facebook.com/morinagavn) với sự tham gia của BS.CKI Đào Thị Yến Thủy, Trưởng khoa Dinh dưỡng tiết chế - Bệnh viện Tâm Anh TPHCM.
Theo dõi livestream, các bậc phụ huynh sẽ có cơ hội nhận quà đến từ thương hiệu Morinaga .
Link đăng ký đã mở, các bậc phụ huynh có nhu cầu nhận mẫu thử sữa miễn phí cho bé và quan tâm đến livestream điền thông tin tại đây.
Morinaga - thương hiệu sữa mát hàng đầu Nhật Bản
Là một trong những nhãn sữa hàng đầu Nhật Bản, Morinaga đã và đang tiếp tục sứ mệnh mang đến nguồn dinh dưỡng cần thiết, mát dạ bé yêu, chất lượng vượt trội nhờ công thức gồm 3 dưỡng chất Lactoferrin, lợi khuẩn BB536, DHA và ARA giúp bé yêu phát triển toàn diện.
Tại Việt Nam, Morinaga cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng chất lượng cao dựa trên nghiên cứu mới về nhu cầu dinh dưỡng cho mẹ và bé.
Các sản phẩm dành cho trẻ em được sản xuất và đóng gói tại Nhật Bản.
Morinaga đã vinh dự nằm top 1 hạng mục sữa "Toàn diện trong tầm giá" và vị trí Quán quân trong các sản phẩm được bình chọn có mặt trong bảng xếp hạng "Tiêu dùng tôn vinh lựa chọn phụ nữ Việt" tại Afamilyst 2021.
Thông tin về Morinaga:
Hotline miền Nam: 0916 434 429
Hotline miền Bắc: 08 3993 7117
Fanpage: https://www.facebook.com/morinagavn
Group: "Mẹ vững vàng Morinaga" - https://www.facebook.com/groups/morinagavn
Official website: https://suachinhhang.morinagamilk.com.vn/