Những sai lầm ngớ ngẩn từng được vẽ trên bản đồ thế giới

Hữu Nguyên

(Dân trí) - Từ hàng trăm năm trước, bản đồ không chỉ được xác định bằng toán học và các chuyến đi thực tế, mà còn bằng những câu chuyện dân gian và các huyền thoại về một thế giới... trong trí tưởng tượng.

Trong cuốn sách mới xuất bản, Phantom Atlas, Edward Brooke-Hitching đã tiết lộ những sai lầm ngớ ngẩn nhất từng được vẽ trên bản đồ thế giới nhiều thế kỷ trước, ví dụ như California và Hàn Quốc là hai hòn đảo, đại dương là nơi trú ẩn của những sinh vật biển có hình thù kỳ dị, khổng lồ, và Trái Đất thì được nâng lên bởi bốn thiên thần.

Brooke-Hiching cũng giải thích về nguồn gốc của từng tấm bản đồ và lý do tại sao những niềm tin đó lại tồn tại trong khoảng thời gian lâu đến vậy.

Những sai lầm ngớ ngẩn từng được vẽ trên bản đồ thế giới - 1

Bản đồ này được Brooke-Hitching giải thích trong Phantom Atlas, là của giáo sư Orlando Ferguson xuất bản vào năm 1893 để minh họa niềm tin của ông về trái đất phẳng và vuông. Sự khẳng định của Ferguson đến từ Kinh Thánh, ví dụ như một đoạn viết trong Khải Huyền 7:1 nói về hình ảnh “bốn thiên thần đứng ở bốn góc Trái đất, giữ bốn ngọn gió.”

Những sai lầm ngớ ngẩn từng được vẽ trên bản đồ thế giới - 2

Bản đồ quý hiếm này của nhà văn Thomas J Maslen cho thấy nước Úc từng được cho là một vùng biển “nội địa”. Bản đồ chỉ xuất bản có 250 tấm, đi kèm với cuốn sách “Người bạn của nước Úc” do chính nhà văn viết vào năm 1830 – 42 năm sau khi Hạm đội 1 của Anh đến Vịnh Botany. Nó từng được sử dụng như một hướng dẫn tham khảo cho các nhà thám hiểm nước Úc. Brooke-Hitching giải thích rằng, định nghĩa nước Úc có một hệ thống sông và hồ rộng khắp rất phổ biến trong rất nhiều năm vào thời điểm đó.

Những sai lầm ngớ ngẩn từng được vẽ trên bản đồ thế giới - 3

Bản đồ năm 1606 nhà bản đồ người Bỉ, Gerardus Mercator, cho thấy Bắc Cực từng được ví như hình ảnh bốn hòn đảo bao quanh một ngọn núi từ trường có màu đen huyền thoại, được mô tả là 'cao như những đám mây'

Những sai lầm ngớ ngẩn từng được vẽ trên bản đồ thế giới - 4

Trên bản đồ La Californie ou Nouvelle Caroline của Nicholas de Fer vào năm 1720, California được vẽ dưới hình ảnh một hòn đảo. Người ta cho rằng quan niệm sai lầm này có thể bắt nguồn từ chuyến đi năm 1602 của Sebastian Vizcaino đến bờ biển California và ông đã viết trong tạp chí của mình về 'biển Địa Trung Hải của California'. Dòng miêu tả này đã bị hiểu nhầm và đưa lên bản đồ. Cuối cùng, Ferdinand VI của Tây Ban Nha tuyên bố vào năm 1747 rằng California không phải là một hòn đảo sau một chuyến đi vào thế kỷ thứ 18.

Những sai lầm ngớ ngẩn từng được vẽ trên bản đồ thế giới - 5

Một bản đồ năm 1598 của nhà vẽ bản đồ Flemish Jodocus Hondius mô tả vùng đất Guyana thuộc Pháp, dựa trên miêu tả của ngài Walter Raleigh về khu vực này. Nó cho thấy hình ảnh hồ Parime thần thoại, với thành phố vàng đã mất El Dorado ở bờ biển phía bắc và những người đàn ông không đầu ở phía nam

Những sai lầm ngớ ngẩn từng được vẽ trên bản đồ thế giới - 6

Bản đồ Tabula Nova Partis Africae của Martin Waldseemuller, có niên đại năm 1541 cho thấy Mone Lune, hay Dãy núi của Mặt trăng, vào thời điểm đó được cho là nơi sông Nile hình thành. Dưới cùng bên phải là Vua Bồ Đào Nha cưỡi một con thủy quái, đại diện cho sự mở rộng của đế chế trọng thương của Bồ Đào Nha dưới triều đại của ông (theo giải thích của Brooke-Hitching.)

Những sai lầm ngớ ngẩn từng được vẽ trên bản đồ thế giới - 7

Bản đồ Thế giới Mới năm 1596 của Theodor De Bry cho thấy hình ảnh về sự tồn tại của Terra. Đây là một lục địa giả định xuất hiện lần đầu tiên trong thời cổ đại và xuất hiện rất nhiều trên các bản đồ giữa thế kỷ 15 và 18. Theo giải thích của Brooke-Hitching, vây quanh bản đồ là các bức chân dung của các nhà thám hiểm nổi tiếng thế giới như: Columbus (trên cùng bên trái), nhà thám hiểm người Ý Vespucci (trên cùng bên phải), nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha Magellan (dưới cùng bên trái) và người chinh phục Tây Ban Nha Pizarro.

Những sai lầm ngớ ngẩn từng được vẽ trên bản đồ thế giới - 8

Trên một bản đồ vào năm 1665 của Athanasius Kircher mô tả về 'các kênh lửa', hay hệ thống núi lửa, của thế giới dưới lòng đất

Những sai lầm ngớ ngẩn từng được vẽ trên bản đồ thế giới - 9

Hàn Quốc được miêu tả như một hòn đảo trên một bản đồ năm 1619. Brooke-Hitching nói rằng anh không biết chắc tại sao Hàn Quốc được người châu Âu coi là một hòn đảo vào cuối thế kỷ 16 và 17. Anh phỏng đoán rằng đó có thể là sự kết hợp của việc thám hiểm và suy đoán không đầy đủ

Những sai lầm ngớ ngẩn từng được vẽ trên bản đồ thế giới - 10

Biên niên sử Liber, hay Biên niên sử Nuremberg, của Hartmann Schedel, được xuất bản tại Nuremberg vào năm 1493, mô tả lịch sử của Cơ đốc giáo; trong đó có chứa một bản đồ với hình vẽ những con quái vật sinh sống ở những vùng đất xa xôi

Những sai lầm ngớ ngẩn từng được vẽ trên bản đồ thế giới - 11

Đây là Biểu đồ Hàng hải của Olaus Magnus về các Vùng đất và Kỳ quan phía Bắc (1527-39). Theo Brooke-Hitching, bản vẽ của nhà địa lý và sử gia Thụy Điển dựa trên cả lời kể của các thủy thủ và văn hóa dân gian. Các sinh vật biển xuất hiện trên bản đồ gồm có lợn biển, tôm hùm khổng lồ và tê giác biển

Những sai lầm ngớ ngẩn từng được vẽ trên bản đồ thế giới - 12

Tác phẩm năm 1554 của nhà bản đồ học người Đức Sebastian Munster là bản đồ in đầu tiên về lục địa Châu Mỹ. Vào thời điểm này, Brooke-Hitching tiết lộ, người châu Âu nghĩ rằng Thái Bình Dương và Đại Tây Dương bị chia cắt bởi một phần Bắc Mỹ mỏng như bút chì.