Những nghi lễ mai táng cổ quái nhất hành tinh
(Dân trí) - Mời vũ nữ đến tiễn đưa, cắt cụt ngón tay của người thân để hỏa táng theo người chết hay dăm bảy năm lại khai quật mộ một lần cho xác chết... vận động xương cốt là những nghi lễ tâm linh kỳ quái bạn có thể gặp khi đưa mắt nhìn ra thế giới.
1. Quan tài sành điệu
Ở đất nước Ghana, người ta coi sự ra đi của những người thân yêu là một dịp để khóc thương đồng thời cũng để ca tụng cuộc đời của họ.
Thay vì chôn cất người chết trong những mẫu quan tài truyền thống trăm người như một, cánh thợ mộc Ghana được yêu cầu phải sáng tạo ra những chiếc áo quan vừa hợp mốt vừa tượng trưng cho tính cách hoặc nghề nghiệp, địa vị của chủ nhân khiến khi nhìn thấy nó dân làng biết ngay ai đang nằm bên trong. Nơi đây đã xuất hiện rất nhiều kiểu quan tài độc đáo mang hình dạng một chú cá, những chai nước ngọt, những con vật hoặc những lon bia.
2. Giúp người chết... vận động xương cốt
Tộc người Malagasy ở quốc đảo Madagascar vẫn duy trì một nghi lễ mai táng kì dị được truyền nối qua nhiều thế kỷ. Cứ dăm bảy năm một lần, người Malagasy lại khai quật xác người thân, mặc thêm lớp vải đẹp hoặc những bộ cánh mới cho họ rồi người sống dìu dắt tử thi cùng nhảy xung quanh ngôi mộ trong tiếng nhạc sống xập xình.
3. Tuyệt thực đến chết
Tập tục nhịn ăn tới chết dưới tên gọi Santhara đã tồn tại trong cộng đồng người Jains, Ấn Độ suốt hàng ngàn năm. Nghi lễ Santhara được coi như một cách tẩy trần bản thân, giải thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi.
4. Huyền táng
Huyền táng nghĩa là treo quan tài của người chết trên các vách núi cheo leo dựng đứng. Đây là một trong những nghi lễ chôn cất cổ xưa nhất ở Trung Quốc. Chủ nhân của tập tục này là tộc người Bo - một dân tộc thiểu số của Trung Hoa.
Để thực hiện nghĩa tử với những người quá cố, họ làm các giá treo quan tài hoặc đặt quan tài vào các hang núi lộ thiên cách mặt đất từ 20 đến hơn 100 mét.
5. “Đại tiệc” mai táng Tana Toraja
Tang lễ ở Tana Toraja thuộc miền đông nước Ấn có lẽ là những đám tang lớn nhất hành tinh bởi khi mỗi người ngã xuống thì cả làng đến tham dự đám tang và những nghi lễ hoành tráng được kéo dài từ vài ngày cho đến hàng tuần. Nơi đây, những con trâu nước được giao sứ mệnh tháp tùng người chết lên thiên đường và cứ một người qua đời lại có một con trâu bị hi sinh làm vật tế.
Trong thời gian tổ chức “đại tiệc” tang, người đã trút hơi thở cuối cùng vẫn được đối xử như chỉ là đang ngủ, họ được cho ở trong một phòng đặc biệt, được đút cho ăn và thậm chí được dắt đi ra ngoài.
6. Ăn thịt người chết
Một số bộ lạc ở châu Úc và Nam Mỹ được biết đến với tập tục ăn thịt người chết. Nhà nhân chủng học Napolean Changon cho hay cho đến nay, cộng đồng người Yanomamo ở Nam Mỹ vẫn ăn tro và những đốt xương của xác chết còn sót lại sau khi bị hỏa thiêu.
7. Đưa tiễn bằng nghi lễ cắt cụt ngón tay
Nghĩa tử là nghĩa tận nhưng dường như người Dani ở xứ sở Papua, New Guinea đã hơi quá khi tự cắt cụt ngón tay mình trong lễ mai táng người thân. Phần xương thịt bị hi sinh sau đó được phơi khô và đốt thành tro rồi đặt ở một nơi linh thiêng. Ngày nay tục lệ này đã bị nghiêm cấm nhưng vẫn biến thể thành những hành động tự làm đau khác để bày tỏ lòng tiếc thương.
8.Thiên táng
Nhiều Phật tử ở Mongolia và Tây Tạng vẫn duy trì nghi lễ rùng rợn xẻ thi thể người quá cố làm mồi cho kền kền ăn. Những tín đồ phật giáo Kim cương thừa (Vajrayana) tin rằng các linh hồn người chết đã rời khỏi cơ thể và cái xác còn lại chỉ là phần phù phiếm bỏ đi. Còn kền kền được tôn kính như linh vật ở đây.
9. Mời vũ nữ đến tiễn đưa
Trong đám tang ở Đài Loan, những cô gái trẻ đẹp, mặc bikini được mời đến nhảy múa để “an ủi những linh hồn lang thang”.
10. Thả xác trôi sông
Từ ngàn đời nay các tín đồ Hindu ở Ấn Độ đã tắm trong dòng nước ô nhiễm của sông Hằng với niềm tin sẽ được “thanh lọc mọi tội lỗi”. Dòng sông mẹ cũng là nơi họ muốn đắm mình lúc qua đời. Họ tin rằng dòng sông linh thiêng sẽ giải thoát họ khỏi vòng nhân sinh luẩn quẩn. Những người giàu có sẽ được hỏa táng ngay bên bờ sông Hằng, tro của họ được rải hòa vào nước dòng sông. Những số phận kém may mắn hơn, xác của họ bị thả trôi vô định trên sông cho đến khi thối rữa hòa tan vào lòng sông.
Ở đất nước Ghana, người ta coi sự ra đi của những người thân yêu là một dịp để khóc thương đồng thời cũng để ca tụng cuộc đời của họ.
Thay vì chôn cất người chết trong những mẫu quan tài truyền thống trăm người như một, cánh thợ mộc Ghana được yêu cầu phải sáng tạo ra những chiếc áo quan vừa hợp mốt vừa tượng trưng cho tính cách hoặc nghề nghiệp, địa vị của chủ nhân khiến khi nhìn thấy nó dân làng biết ngay ai đang nằm bên trong. Nơi đây đã xuất hiện rất nhiều kiểu quan tài độc đáo mang hình dạng một chú cá, những chai nước ngọt, những con vật hoặc những lon bia.
2. Giúp người chết... vận động xương cốt
3. Tuyệt thực đến chết
Tập tục nhịn ăn tới chết dưới tên gọi Santhara đã tồn tại trong cộng đồng người Jains, Ấn Độ suốt hàng ngàn năm. Nghi lễ Santhara được coi như một cách tẩy trần bản thân, giải thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi.
4. Huyền táng
Huyền táng nghĩa là treo quan tài của người chết trên các vách núi cheo leo dựng đứng. Đây là một trong những nghi lễ chôn cất cổ xưa nhất ở Trung Quốc. Chủ nhân của tập tục này là tộc người Bo - một dân tộc thiểu số của Trung Hoa.
Để thực hiện nghĩa tử với những người quá cố, họ làm các giá treo quan tài hoặc đặt quan tài vào các hang núi lộ thiên cách mặt đất từ 20 đến hơn 100 mét.
5. “Đại tiệc” mai táng Tana Toraja
Tang lễ ở Tana Toraja thuộc miền đông nước Ấn có lẽ là những đám tang lớn nhất hành tinh bởi khi mỗi người ngã xuống thì cả làng đến tham dự đám tang và những nghi lễ hoành tráng được kéo dài từ vài ngày cho đến hàng tuần. Nơi đây, những con trâu nước được giao sứ mệnh tháp tùng người chết lên thiên đường và cứ một người qua đời lại có một con trâu bị hi sinh làm vật tế.
Trong thời gian tổ chức “đại tiệc” tang, người đã trút hơi thở cuối cùng vẫn được đối xử như chỉ là đang ngủ, họ được cho ở trong một phòng đặc biệt, được đút cho ăn và thậm chí được dắt đi ra ngoài.
6. Ăn thịt người chết
Một số bộ lạc ở châu Úc và Nam Mỹ được biết đến với tập tục ăn thịt người chết. Nhà nhân chủng học Napolean Changon cho hay cho đến nay, cộng đồng người Yanomamo ở Nam Mỹ vẫn ăn tro và những đốt xương của xác chết còn sót lại sau khi bị hỏa thiêu.
7. Đưa tiễn bằng nghi lễ cắt cụt ngón tay
Nghĩa tử là nghĩa tận nhưng dường như người Dani ở xứ sở Papua, New Guinea đã hơi quá khi tự cắt cụt ngón tay mình trong lễ mai táng người thân. Phần xương thịt bị hi sinh sau đó được phơi khô và đốt thành tro rồi đặt ở một nơi linh thiêng. Ngày nay tục lệ này đã bị nghiêm cấm nhưng vẫn biến thể thành những hành động tự làm đau khác để bày tỏ lòng tiếc thương.
8.Thiên táng
Nhiều Phật tử ở Mongolia và Tây Tạng vẫn duy trì nghi lễ rùng rợn xẻ thi thể người quá cố làm mồi cho kền kền ăn. Những tín đồ phật giáo Kim cương thừa (Vajrayana) tin rằng các linh hồn người chết đã rời khỏi cơ thể và cái xác còn lại chỉ là phần phù phiếm bỏ đi. Còn kền kền được tôn kính như linh vật ở đây.
9. Mời vũ nữ đến tiễn đưa
10. Thả xác trôi sông
Từ ngàn đời nay các tín đồ Hindu ở Ấn Độ đã tắm trong dòng nước ô nhiễm của sông Hằng với niềm tin sẽ được “thanh lọc mọi tội lỗi”. Dòng sông mẹ cũng là nơi họ muốn đắm mình lúc qua đời. Họ tin rằng dòng sông linh thiêng sẽ giải thoát họ khỏi vòng nhân sinh luẩn quẩn. Những người giàu có sẽ được hỏa táng ngay bên bờ sông Hằng, tro của họ được rải hòa vào nước dòng sông. Những số phận kém may mắn hơn, xác của họ bị thả trôi vô định trên sông cho đến khi thối rữa hòa tan vào lòng sông.
May
Theo FTN
Theo FTN