Những miếng đường thấm đẫm mồ hôi

(Dân trí) - Đến các cánh đồng ở huyện Tri Tôn, Tịnh Biên (An Giang) ngoài màu xanh bạt ngàn của hoa màu là màu xanh thẫm của cây thốt nốt.

Có thể do đặc điểm thổ nhưỡng của vùng đất nên từ lâu, cây thốt nốt đã tồn tại song hành với đời sống của đồng bào dân tộc Khmer nơi đây. “Cây thốt nốt không chỉ là nét văn hoá của người dân tộc Khmer chúng tôi mà còn là “cần câu cơm” của chúng tôi khi khô hạn, mất mùa xảy ra. Bởi thế, dù mảnh ruộng được chia năm xẻ bảy để trồng lúa, hoa màu,… thì trên những bờ mẫu, con đê, góc sân,… bà con chúng tôi vẫn trồng cây thốt nốt để phòng hờ khi mùa màng thất bát chúng tôi cũng có thêm thu nhập từ việc nấu đường, bán trái, nước của cây thốt nốt” - Anh Chau Rết - ấp Ninh Thuận, xã An Tức, huyện Tri Tôn cho biết.

Những miếng đường thấm đẫm mồ hôi

Anh Chau Rết và những người đàn ông bám nghề nấu đường thốt nốt hàng ngày phải đánh cược mạng sống của mình trên cây thang tre nhỏ này

Nói về đường thốt nốt, anh Chau Rết cho biết, đường thốt nốt làm từ nước rỉ ra từ những vết cắt ở các cuống hoa thốt nốt, chứ không phải từ nước trong trái thốt nốt. Để lấy được nước từ cuống hoa, người dân phải leo lên cây thốt nốt bằng cây thang tre (chọn cây tre có nhiều nhánh và cắt ngắt các nhánh chừa lại khoảng 20cm, sau đó đóng hoặc buộc cây tre này vào thân cây thốt nốt), chặt phần ngọn những cuống hoa, sau đó dùng can nhựa hứng nước. Một cây thốt nốt “khoẻ mạnh” có thể cho 20 - 30 lít nước 1 ngày.

Theo bà Khuth - mẹ của anh Chau Rết - đường thốt nốt có chất lượng tốt, không chỉ phụ thuộc vào cách nấu mà còn phụ thuộc vào thời điểm lấy nước. Cụ thể, theo bà Khuth, vào mùa khô hạn (từ tháng 10 âm lịch đến tháng 4 âm lịch năm sau), nước thốt nốt tiết ra rất nhiều và rất ngọt, trong khi đó đến mùa mưa thì nước dừa tiết ra ít và lạt.

Chứng kiến anh Chau Rết đeo trên mình khoảng 6 -7 cái can nhựa, thoăn thoắt leo lên cây thốt nốt cao chừng 20m để lấy nước thốt nốt mà không khỏi rùng mình. Những cây thang tre bé bám vắt vẻo vào thân thốt nốt, hàng ngày hứng nắng mưa và căng mình chịu sức nặng hơn 50kg. Hàng năm có không ít những vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra từ việc leo thang tre lấy nước thốt nốt.

Bà Khuth cho biết khâu khuấy đường cũng rất quan trọng và cũng dễ bị bỏng

Bà Khuth cho biết khâu khuấy đường cũng rất quan trọng và cũng dễ bị bỏng

Xong công đoạn lấy nước thốt nốt đầy vất vả và nguy hiểm, công đoạn nấu đường cũng vã mồ hôi. Đặc biệt là khi đường chín, nhắc chảo đường ra khỏi lò, bà Khuth và 1, 2 người cháu phải thay phiên nhau khuấy chảo đường. Theo bà Khuth, nếu dừng lại đường sẽ ngả màu, không còn màu vàng tươi đặc trưng của đường thốt nốt nữa.

Theo kinh nghiệm làm đường trên 30 năm của bà Khuth, 7 lít nước hoa dừa mới cho ra 1 kg đường thốt nốt. Hiện nay, với những hộ làm đường nhỏ lẻ như bà Khuth, 1kg đường thốt nốt bán lại cho các cơ sở lớn (có thương hiệu) cao lắm chỉ từ 10.000 - 15.000 đồng/500g. Bởi thế, cả nhà 3 - 4 người có khi làm cả ngày trời chưa kiếm được 100.000 đồng.

Thiết nghĩ, đường thốt nốt đã có thương hiệu từ rất lâu, trở thành một đặc sản của An Giang, có giá trị kinh tế. Tuy nhiên, với những hộ làm đường thốt nốt nhỏ lẻ như gia đình bà Khuth, anh Chau Rết,… là khá phổ biến, nhưng thực tế đời sống của họ còn quá nghèo, chưa tương xứng với công sức lao động của họ bỏ ra, làm nên một đặc sản của An Giang.

Đặc biệt là trong các công đoạn sản xuất đường, từ khâu lấy nước hoa thốt nốt đến nấu đường và công đoạn đóng gói,.. còn quá thô sơ, chưa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và đáng lo nhất là tiềm ẩn tai nạn lao động cho nhiều thanh niên Khmer khi “bám” nghề này là rất lớn.

Chọn cuốn hoa thốt nốt để cắt

Chọn cuốn hoa thốt nốt để cắt
Và đặt can nhựa hứng nước

Và đặt can nhựa hứng nước
Nước thốt nốt mang về là nấy ngay vì để lâu nước thốt nốt sẽ bị chua

Nước thốt nốt mang về là nấy ngay vì để lâu nước thốt nốt sẽ bị chua
Nước thốt nốt mang về là nấy ngay vì để lâu nước thốt nốt sẽ bị chua



Nước thốt nốt mang về là nấy ngay vì để lâu nước thốt nốt sẽ bị chua

Hiện một gói 500g này những hộ làm đường thốt nốt nhỏ lẻ như bà Khuth bàn lại cho các cơ sở lớn chỉ từ 10.000 - 15.000 đồng.
 
Nguyễn Hành

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm