Những công trình định nghĩa lại kiến trúc thế giới trong nửa thập kỷ qua (P1)

(Dân trí) - Với thiết kế mang tính đột phá, tối ưu cũng như giải quyết được nhiều vấn đề còn tồn tại của khuôn mẫu truyền thống, những công trình dưới đây thực sự đã định nghĩa lại nền kiến trúc đương đại của thế giới.

Tháp Thượng Hải (Trung Quốc)

Những công trình định nghĩa lại kiến trúc thế giới trong nửa thập kỷ qua (P1) - 1

Được thiết kết bởi kiến trúc sư Gensler và hoàn thành vào năm 2015, tháp Thượng Hải với chiều cao hơn 631 mét là một công trình sở hữu danh sách dài những kỷ lục: “Công trình cao nhất ở Trung Quốc”, “Đài quan sát cao nhất thế giới”, “Hệ thống thang máy nhanh thứ hai thế giới”… Tuy nhiên, điều đặc biệt nhất phải kể đến có lẽ chính là hình dáng “phi truyền thống” của nó.

Tháp Thượng Hải được thiết kế như một hình khối được vặn xoắn với các góc vát tròn. Được biết, hình dạng bất đối xứng này đã giúp tiết kiệm đến 58 triệu USD tiền vật liệu xây dựng so với một công trình hình hộp truyền thống có cùng kích cỡ. Bên cạnh đó, nhờ các góc bo tròn mà tòa tháp này có thể chống chịu rất tốt với gió bão (giảm 24% sự cản gió so với thiết kế truyền thống), vốn thường hay xảy ra tại Thượng Hải.

Hầu hết các bảo tàng nghệ thuật đều sở hữu một thiết kết khép kín cao độ, một trong những ly do chính của kiểu thiết kế này chính là để tạo ra không gian yên tĩnh tối đa, giúp khách tham quan có thể thưởng lãm các tác phẩm một cách trọn vẹn nhất.

Tuy nhiên, sự khép kín này lại là một "con dao hai lưỡi", bởi nó ít tạo ra được sự thu hút hay cảm giác "mời gọi" với người đi đường, cũng như sự bí bách cho người ở bên trong. Vì vậy, một thiết kế có thể giải quyết bài toán học búa này để tạo ra sự cân bằng sẽ chính là thứ “định nghĩa” lại tiêu chuẩn kiến trúc của bảo tàng!

Bảo tàng The Broad (Mỹ)

Những công trình định nghĩa lại kiến trúc thế giới trong nửa thập kỷ qua (P1) - 2

Câu trả lời thuyết phục nhất có lẽ chính là The Broad (Los Angeles, Mỹ), công trình được hoàn thành vào năm 2015 và hiện đang là nơi trưng bày của gần 2000 tác phẩm nghệ thuật đương đại. Thiết kế tường bao bắt chước hình thái của tổ ong chính là đáp án mà kiến trúc sư đưa ra, để mang đến sự cân bằng đã đề cập ở trên.

Cụ thể, những lỗ rỗng đặc biệt nằm xiên sẽ để lộ ra một phần rất nhỏ của không gian bên trong, kết hợp cùng góc nhà ghếch lên sẽ mang đến một cảm mời gọi cũng như kích thích sự tò mò với mọi người, thúc giục họ hãy vào khám phá những điều thú vị ẩn bên trong.

Ngược lại, khách tham quan nhờ kết cấu rỗng này cũng sẽ không hề cảm thấy mình bị tách biệt hoàn toàn khỏi môi trường bên ngoài, trong khi sự yên tĩnh, riêng tư cần cho việc đắm chìm trong không gian nghệ thuật vẫn được đảm bảo.

Những công trình định nghĩa lại kiến trúc thế giới trong nửa thập kỷ qua (P1) - 3

Bên cạnh trải nghiệm của con người, kết cấu tổ ong này còn làm được nhiều hơn thế, bởi góc nghiêng các lỗ rỗng đã được tính toán một cách chuẩn xác, để ánh sáng mặt trời không bao giờ có thể chiếu trực tiếp vào không gian bên trong, dù nó có nằm ở vị trí nào.

Nhà hát giao hưởng Elbphilharmonie Hamburg (Đức)

Những công trình định nghĩa lại kiến trúc thế giới trong nửa thập kỷ qua (P1) - 4

Nhà hát giao hưởng Elbphilharmonie Hamburg (Đức) sẽ làm thay đổi suy nghĩ của bạn về những gì mà một công trình cải tạo lại có thể đạt được.

Như có thể thấy tòa nhà này tách ra làm hai phần riêng biệt. Kết cấu bằng bạch ở bên dưới thực chất từng là một nhà kho được xây dựng vào năm 1963. Sau khi bị bỏ hoang, thay vì đập bỏ công trình này lại được tận dụng để trở thành một phần của nhà hát Opera nổi tiếng bậc nhất thế giới và thường xuyên cháy vé cho các buổi biểu diễn.

Những công trình định nghĩa lại kiến trúc thế giới trong nửa thập kỷ qua (P1) - 5

Được biết, sau khi được cải tạo, hầu hết phần không gian bên trong của công trình bằng gạch này được sử dụng làm chỗ đậu xe. Đồng thời, còn có vài phòng chức năng và đương nhiên là một đường dẫn lớn lên khu vực nhà kính với thiết kế vát cong đầy ấn tượng (xây dựng sau này), nơi chính là khán phòng diễn ra các buổi hòa nhạc với 2100 chỗ ngồi.

Sự kết hợp của hai kết cấu mang hai màu sắc đối lập này, đã thực sự tạo ra một bản giao hưởng kiến trúc đầy thú vị giữa nét cổ điển và sự tân thời!

 Minh Nhật

Theo AD