Những bức ảnh nổi tiếng về “quái vật huyền thoại” hồ Loch Ness

(Dân trí) - Quái vật hồ Loch Ness là quái vật nổi tiếng nhất thế giới. Sự tồn tại của quái vật này vẫn còn đang tranh cãi, nhất là khi có nhiều hình ảnh đã chụp lại được khoảnh khắc xuất hiện của quái vật, nhưng độ xác thực của chúng vẫn chưa chắc chắn.

Quái vật hồ Loch Ness, thường còn được gọi là Nessie, là loài động vật chưa thể xác định được sống tại hồ Loch Ness, một hồ nước ngọt sâu trung bình khoảng 21-29 m, có nơi sâu đến 230 m, gần thầnh phố Invernes (Scotland). 

Bản ghi chép đầu tiên về người tận mắt chứng kiến quái vật là năm 1802. Đó là người nông dân Anderson, anh trong thấy một con quái vật rất to, dài chừng 45 m, trồi lên mặt nước. Tuy nhiên phải đến tận năm 1933, hình ảnh đầu tiên của quái vật Loch Ness mới được chụp lại. Từ đó cho đến nay, rất nhiều hình ảnh khác nhau của quái vật Nessi đã được các “thợ săn quái vật” chụp lại được, như một bằng chứng cho sự tồn tại của quái vật.

Dưới đây là những hình ảnh về Nessie nổi tiếng nhất về con quái vật huyền thoại này.

Năm 1933 - Bức ảnh đầu tiên về quái vật hồ Loch Ness

Những bức ảnh nổi tiếng về “quái vật huyền thoại” hồ Loch Ness

Hugh Gray, một nhân viên của công ty nhôm Vương quốc Anh, sống tại vùng núi tây bắc Scotland, đang đi bộ từ nhà thờ về nhà vào ngày 12/11/1933, thì bất ngờ phát hiện một điều gì đó bất thường ở ven bờ hồ Loch Ness.

Hugh Gray đã nhanh chóng sử dụng chiếc máy ảnh mà mình đang mang theo để chụp lại hình ảnh ở trên. Hình ảnh sau đó được xuất bản lần đầu tiên trên tờ báo Daily Record của Anh, gây nên những tranh cãi về sự tồn tại của quái vật hồ Loch Ness.

Mặc dù gặp phải những hoài nghi từ phía cộng đồng khoa học, bức ảnh này cũng đã gây nên một cơn bão “săn quái vật” và nhiều nhiếp ảnh gia đã đổ về hồ Loch Ness với hy vọng chụp được hình ảnh của quái vật.

Năm 1934 - Bức ảnh nổi tiếng nhất về quái vật hồ Loch Ness

Những bức ảnh nổi tiếng về “quái vật huyền thoại” hồ Loch Ness

Năm 1934, bác sĩ Wilson trong lúc đi nghỉ mát tại hồ Loch Ness đã chụp được hình ảnh về quái vật hồ Loch Ness, sau này trở thành hình ảnh nổi tiếng nhất về quái vật hồ Loch Ness.

Hình ảnh cho thấy một quái vật cổ dài nhô lên từ mặt nước. Hình ảnh tiếp tục gây nên những tranh cãi về mức độ thực tế, nhiều người cho rằng đây chỉ là hình ảnh giả mạo hoặc chỉ là hình ảnh một vật thông thường trên mặt hồ, nhưng nhiều người khác lại cho rằng đây là bằng chứng xác thực cho sự tồn tại của quái vật hồ Loch Ness.

Năm 1973 - Bức ảnh chụp của “thợ săn quái vật”

Những bức ảnh nổi tiếng về “quái vật huyền thoại” hồ Loch Ness

Frank Searle là một trong những người tích cực trong việc tìm kiếm tung tích của quái vật hồ Lock Ness, được xem là “thợ săn quái vật”. Để xác định sự tồn tại của quái vật Loch Ness, Searle đã sống nhiều năm trong một căn lều bên bờ hồ.

Tháng 3/1973, Frank Searle chụp được hình ảnh những ụ nổi lên từ mặt hồ Loch Ness, mà ông tin rằng đây chính là những khối bướu trên lưng của con quái vật.

Năm 1975 - Công nghệ siêu âm được sử dụng để tìm kiếm quái vật

Những bức ảnh nổi tiếng về “quái vật huyền thoại” hồ Loch Ness

Năm 1975, công nghệ được áp dụng để săn tìm quái vật hồ Loch Nes ngay bên dưới mặt hồ thay vì chỉ chờ đợi và nắm bắt khoảnh khắc để chụp ảnh như trước đây.

Nhà phát minh người Mỹ Robert Rines đã sử dụng máy quét siêu âm thả xuống lòng hồ để tìm kiếm vật thể bên dưới hồ Loch Ness. Hình ảnh từ máy quét siêu âm của Rines chụp được sau đó được xử lý bằng máy tính cho thấy hình ảnh của một vật thể giống với khủng long cổ dài thời cổ đại.

Robert Rines dựa vào hình ảnh này đã khẳng định sự tồn tại của quái vật Nessie, nhưng nhiều nhà khoa học không tin hình ảnh của Rines và thực và cho rằng đó chỉ là một sản phẩm của máy tính.

Năm 2011 - Hình ảnh giả mạo về Nessie gây nên nhiều tranh cãi

Những bức ảnh nổi tiếng về “quái vật huyền thoại” hồ Loch Ness

Năm 2011, thuyền trưởng George Edwards gây nên những tranh cãi khi tuyên bố chụp được hình ảnh của một sinh vật huyền bí trong một chuyến đi của ông trên hồ Loch Ness.

Hình ảnh của Edwards gây nên một “cơn sốt” mới về cuộc săn lùng quái vật Nessie, với nhiều người tìm đến hồ Lock Ness với hy vọng chụp được một hình ảnh về quái vật.

Tuy nhiên sau đó Edwards đã thừa nhận hình ảnh của ông là trò lừa bịp và ông đã tạo nên một cái bướu bằng thủy tinh, thả xuống hồ và chụp ảnh để giống với hình ảnh của quái vật huyền thoại.

Edwards cho biết ông thực hiện trò lừa đảo của mình nhằm mục đích tạo niềm tin cho mọi người về sự tồn tại của quái vật Nessie và lôi kéo khách du lịch đến hồ Loch Ness.

Năm 2012 - Huyền thoại tiếp tục với hình ảnh siêu âm mới

Những bức ảnh nổi tiếng về “quái vật huyền thoại” hồ Loch Ness

Marcus Atkinson, một nhà khoa học và là “thợ săn quái vật” đã mất nhiều năm đi thuyền trên hồ Loch Ness để săn tung tích quái vật Nessie. Atkinson cũng đã nhờ đến sự giúp đỡ của máy quét siêu âm để tìm kiếm vật thể lạ bên dưới mặt hồ.

Markus Atkinson sau đó đã thực sự choáng váng khi máy quét siêu âm của ông ghi lại hình ảnh của một sinh vật giống rắn với kích thước khổng lồ di chuyển bên dưới mặt nước. Theo thiết bị đo của Atkinson ước tính con vật trong hình ảnh có độ dài lên đến 22,86m.

Tuy nhiên, nhiều nhà sinh học biển cho rằng hình ảnh của Atkinson chỉ là hoa của một loài tảo biển bên dưới hồ Loch Nesss, nhưng không ít người vẫn tin rằng đây chính là quái vật Nessie.

Năm 2013 - Ảnh vệ tinh chụp được quái vật hồ Loch Ness

Những bức ảnh nổi tiếng về “quái vật huyền thoại” hồ Loch Ness
Những bức ảnh nổi tiếng về “quái vật huyền thoại” hồ Loch Ness

Huyền thoại về quái vật hồ Loch Ness một lần nữa được rộ lên khi hình ảnh vệ tinh trên ứng dụng bản đồ của hãng Apple (trên iPhone và iPad) đã chụp được hình ảnh được cho là quái vật hồ Loch Ness.

Bức ảnh chụp vệ tinh này được 2 “thợ săn quái vật” nghiệp dư Peter Thain và Andy Dixon chụp lại được trong khi sử dụng ứng dụng Apple Maps trên iPhone của họ. Đây là hình ảnh mới nhất về quái vật huyền thoại Nessie sau hơn 18 tháng không có thêm thông tin nào mới. 

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng đây thực chất chỉ là hình ảnh của một con thuyển đi đang lại trên hồ nhưng đã bị lỗi trong quá trình xử lý hình ảnh trước khi xuất hiện trên ứng dụng.

T.Thủy
Theo Mirror