Nhớ hè xưa, chạnh lòng hè nay, chung tay mang “mùa hè thật” quay về cho con trẻ

(Dân trí) - Các bậc phụ huynh ơi, các bạn nhỏ ơi, mùa hè đến thật rồi kìa. Có ai để ý không? Hay đang bận xem video, chơi game, lướt facebook mà để mùa hè trôi tuột qua kẽ tay.

Mấy hôm nay tình cờ đi ngang phố, bỗng thấy một loạt Billboard kể về câu chuyện mùa hè xưa và nay qua những nét vẽ đáng yêu. Tìm hiểu ra mới biết, đó là những tác phẩm của họa sỹ Nguyễn Thành Vũ. Ừ thì, công nghệ kéo những người ở xa lại gần nhưng cũng vô tình đẩy những người ở gần ra xa nhau. Cùng một nhà mà mỗi người ôm một màn hình với nỗi niềm của riêng mình. Chẳng ai tương tác cùng ai.

Billboard nổi bật trên các trục đường lớn: lần lượt tại Ngã Sáu Phù Đổng (Tp. HCM), Ngã tư Hoàng Diệu (Đà Nẵng) và Lê Duẩn (Hà Nội)
Billboard nổi bật trên các trục đường lớn: lần lượt tại Ngã Sáu Phù Đổng (Tp. HCM), Ngã tư Hoàng Diệu (Đà Nẵng) và Lê Duẩn (Hà Nội)
Ngày xưa ngồi sát bên nhau, chẳng lo ướt mưa vậy mà khoảng cách giữa người với người lại quá đỗi xa xôi.... Và những quả chò nâu vẫn miệt mài xoay trong gió, nhưng chẳng ai còn quan tâm.
Ngày xưa ngồi sát bên nhau, chẳng lo ướt mưa vậy mà khoảng cách giữa người với người lại quá đỗi xa xôi.... Và những quả chò nâu vẫn miệt mài xoay trong gió, nhưng chẳng ai còn quan tâm.
Cuộc sống đủ đầy vật chất nhưng gia đình chẳng còn gắn kết.
Cuộc sống đủ đầy vật chất nhưng gia đình chẳng còn gắn kết.

Tiếp tục chủ đề này, họa sỹ Trần Hải Nam cũng giới thiệu bộ tranh Mùa hè xưa – nay để khắc họa rõ hơn sự tiếc nuối dành cho mùa hè xưa và nỗi chạnh lòng khi nhắc tới mùa hè nay.

Đây là những hình ảnh thường thấy của thế kỉ 21: Gia đình mỗi người một màn hình, đắm chìm trong thế giới của riêng mình, ba mẹ không đưa con về thăm nội/ ngoại thường xuyên nữa, cũng chẳng hứng thú cùng con chơi những trò chơi vận động...`
Đây là những hình ảnh thường thấy của thế kỉ 21: Gia đình mỗi người một màn hình, đắm chìm trong thế giới của riêng mình, ba mẹ không đưa con về thăm nội/ ngoại thường xuyên nữa, cũng chẳng hứng thú cùng con chơi những trò chơi vận động...`

Nhân nói về chủ đề này mới nhớ, hình như lần đầu tiên, đã có rất nhiều thầy cô hiệu trưởng tâm huyết lên tiếng cho những trăn trở của mình. Bởi, các cô các thầy chẳng thể ngồi yên đứng nhìn mùa hè của hàng ngàn học sinh thân yêu rơi tõm vào vô nghĩa vì đón thêm một mùa hè qua màn hình điện thoại, máy tính và đắm chìm trong thế giới ảo.

Đó là bức thư của thầy hiệu trưởng trường TTC chất chứa bao nghĩ suy của một “người lớn” thương “con trẻ”. Lá thư có đoạn: “Thời gian không quay trở lại. Tuổi thơ của các con chỉ có một lần. Việc dành thời gian cho con, cho gia đình lưu dấu những kỷ niệm gắn kết tuyệt vời chính là món quà vô giá trên chặng đường cùng con trưởng thành. Đặc biệt trong mùa hè, hãy khuyến khích các con tạm rời các thiết bị điện tử để trải nghiệm cuộc sống, trải nghiệm thời gian thực sự bên nhau. Hãy tạm rời màn hình, và trải nghiệm cuộc sống!”.

Đó còn là lá thư của cô Nguyễn Thuý Uyên Phương, nhà sáng lập Trường ngoại khoá TOMATO Children’s Home cùng câu hỏi nhức nhối khiến các bậc làm cha làm mẹ phải suy ngẫm: “Đã bao lâu rồi bạn chưa cùng con đi dạo một vòng công viên? Lần gần nhất, bạn ngồi bên con lắng nghe tiếng ve kêu báo hiệu mùa hè đang tới là khi nào?”.

Bất ngờ hơn, ngày 21/5, trong buổi lễ tổng kết năm học tại tại trường THCS Trần Văn Ơn (quận 1, TP.HCM), cô Trần Thúy An, hiệu trưởng nhà trường đã có một bài phát biểu gây sốt cộng động mạng. Chẳng ngần ngại cô bày tỏ nỗi lo lắng khi nhìn thấy học sinh của mình: “Dường như các em ngày càng bị hút vào các thiết bị công nghệ thông tin”. “Cứ lúc nào rảnh là các bạn học sinh lại dán mắt vào máy tính, điện thoại”. Cô kêu gọi toàn thể học sinh và cả các bậc phụ huynh: Tạm rời màn hình, trải nghiệm mùa hè, trải nghiệm cuộc sống. Bởi cuộc sống thực tế có bao điều hấp dẫn mang đến bao trải nghiệm thú vị. Tuổi thanh xuân đừng để lãng phí mùa hè và sức trẻ. Những điều tuyệt vời đó đừng để chìm trong thế giới ảo và những giá trị ảo.

Bài phát biểu của cô Trần Thúy An được chia sẻ rần rần trên mạng xã hội.
Bài phát biểu của cô Trần Thúy An được chia sẻ rần rần trên mạng xã hội.

Đứng ở góc nhìn chuyên gia, Thạc sỹ Trần Thị Ái Liên cho biết: “Nhiều phụ huynh quá chú trọng việc học hàn lâm mà quên mất rằng còn có rất nhiều điều quan trọng đứa trẻ cần học cho cả cuộc đời các em: học cách làm việc đội nhóm, cách chấp nhận thất bại, cách giúp đỡ người khác… Chơi là người thầy tuyệt vời dạy các em những điều đó. Thông qua chơi, qua trải nghiệm thực tế, các em học trong tự nguyện, học giữa những tiếng cười giòn tan. Dạy dỗ đâu phải là mục tiêu, học hành mới là cùng đích”.

Nói một cách khách quan thì nhà trường – thầy cô, xã hội – các chuyên gia cũng chỉ là “người ngoài” với những đứa trẻ. Chính bố mẹ mới là người gần gũi, có ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc nhất tới con mình. Chúng ta – những người lớn đã từng là trẻ con, khi nghĩ về mùa hè của mình với ánh mắt lấp lánh, với tấm lòng chộn rộn và đôi chân như muốn chạy ùa về những ngày nắng vàng như rót mật ấy. Vậy tại sao không thể đặt điện thoại xuống, hoàn toàn đặt tâm trí chơi cùng những đứa con của mình. Chúng ta có thể làm thêm ngày đêm mong cầu mang đến cho con cuộc sống tốt hơn, sao không thể đặt điện thoại xuống để tận hưởng cuộc sống cùng con. Hãy cùng trải nghiệm cuộc sống ở bất kỳ nơi đâu mà cả nhà yêu thích, miễn đó là những giờ phút chơi trọn vẹn bên nhau.

Có bao giờ những người lớn chúng ta tự hỏi: Có phải con mình đang thiếu thốn tình cảm trong sự đủ đầy vật chất.

Địa điểm đặt Billboad trưng bày tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Thành Vũ đồng hành cũng nhãn hàng OMO:

Hà Nội: 176 Lê Duẩn Hà Nội

Đà Nẵng: Ngã tư Hoàng Diệu - Nguyễn Văn Linh

Thành phố HCM: 319, Lý Tự Trọng quận 1 (là ngay ngã 6 Phù Đổng)