Nhà bếp miễn phí lớn nhất thế giới phục vụ hơn 100.000 người/ngày

(Dân trí) - Với sức chứa hơn 100.000 người đến ăn mỗi ngày, nhà bếp thuộc chùa Vàng ở Amritsar, Ấn Độ là bếp ăn miễn phí lớn nhất thế giới vào thời điểm hiện tại.

Nguồn gốc ra đời nhà bếp này bắt đầu từ gần 500 năm trước, khi một nhà sư thuộc đạo Silk giáo ở Ấn Độ đã đưa ra ý tưởng về việc thành lập một nơi mà tất cả mọi người, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo hay địa vị xã hội có thể đến đây để ăn các món ăn không cần tốn tiền.

Nhà bếp miễn phí lớn nhất thế giới phục vụ hơn 100.000 người/ngày  - Ảnh 1.

Nhà bếp (Langar) tại chùa Vàng được thiết kế công phu bởi đá cẩm thạch trắng và vàng ròng, cùng với sức chứa khổng lồ lên đến hơn 100.000 người/ ngày thường và 150.000 người vào dịp lễ, khiến nơi này thường được dân chúng “chọn mặt gửi vàng”, mặc dù những nhà bếp miễn phí như này vẫn có ở các đền theo đạo Silk.

Nhà bếp miễn phí lớn nhất thế giới phục vụ hơn 100.000 người/ngày  - Ảnh 2.
Nhà bếp miễn phí lớn nhất thế giới phục vụ hơn 100.000 người/ngày  - Ảnh 3.

Nhờ vậy mà đền Vàng thu hút nhiều du khách hơn so với các điểm du lịch nổi tiếng ở Ấn Độ. Sau khi viếng thăm ngôi đền, các tín đồ và du khách đều di chuyển theo những người lái xe về phía khu Langar, nơi hàng trăm giáo tử đang bận rộn chuẩn bị thức ăn suốt ngày đêm.

Nhà bếp miễn phí lớn nhất thế giới phục vụ hơn 100.000 người/ngày  - Ảnh 4.
Nhà bếp miễn phí lớn nhất thế giới phục vụ hơn 100.000 người/ngày  - Ảnh 5.
Nhà bếp miễn phí lớn nhất thế giới phục vụ hơn 100.000 người/ngày  - Ảnh 6.

Được biết, tất cả công việc chế biến và chuẩn bị nguyên liệu đều được các giáo tử thực hiện thủ công với một băng chuyền cỡ lớn và một lò nướng. Mỗi ngày họ đều phải chuẩn bị 1200 kg bột mì, 1500 kg gạo, 13000 kg đậu và hơn 2000 kg rau củ để đảm bảo thức ăn không bao giờ hết cho đến nửa đêm bởi các khách hành hương nhỡ đường có thể ghé thăm chùa.

Nhà bếp miễn phí lớn nhất thế giới phục vụ hơn 100.000 người/ngày  - Ảnh 7.

nha_bep_mien_phi_lon_nhat_the_gioi_9

Số tiền để trang trải cho hoạt động này đều được người dân quyên góp, đây được coi là nghĩa vụ cần thực hiện đối với tôn giáo của chính mình. Simran Jeet Singh, thành viên tôn giáo cao cấp của liên minh đạo Silk cho biết: “Trong một xã hội vẫn bị ảnh hưởng nặng nề bởi một hệ thống giai cấp, thì nơi đây thể hiện sự bình đẳng khi mọi người đều ngồi chung và chia sẻ của cải của mình để giúp người khác có một bữa ăn đúng nghĩa.”

Khám phá bên trong nhà bếp miễn phí lớn nhất thế giới tại Ấn Độ!

Minh Nhật

Tổng hợp