Người giữ "lửa" cho nhà văn hóa thôn

(Dân trí) - Gần trọn cuộc đời ông Lê Văn Chê đã cống hiến cho nghệ thuật văn hóa dân gian. Từ lúc "lang thang” qua các đoàn ca, múa nhạc…đến khi đã về hưu, ngọn lửa nghệ thuật trong ông thì vẫn luôn cháy bỏng.

Về huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ, hỏi thăm câu lạc bộ hát xướng  Đồng Lương không ai là không biết, bởi hầu hết các chương trình văn hóa văn nghệ, các hội nghị của địa phương, đều có các tiết mục đặc sắc do CLB biểu diễn. Các tiết mục được biên soạn và dàn dựng bởi một người nghệ sĩ tài hoa- ông Lê Văn Chê - nguyên PGĐ trung tâm văn hóa – thông tin tỉnh Phú Thọ.

Ông Lê Văn Chê (nguyên PGĐ trung tâm văn hóa -thông tin tỉnh Phú thọ), “linh hồn”của CLB hát Xoan Đồng Lương.
Ông Lê Văn Chê (nguyên PGĐ trung tâm văn hóa -thông tin tỉnh Phú thọ), “linh hồn”của CLB hát Xoan Đồng Lương.

Trong sự nghiệp nghệ thuật của mình, ông được đoạt được vô số giải thưởng và được tặng nhiều bằng khen.

Trong sự nghiệp nghệ thuật của mình, ông được đoạt được vô số giải thưởng và được tặng nhiều bằng khen.

Trong suốt sự nghiệp nghệ thuật của mình, rất nhiều tác phẩm của ông Chê đã để lại dấu ấn sâu đậm trong giới chuyên môn, cũng như trong lòng khán giả. Như vở: “Ngọc sáng không phai”, “ Tìm lại người anh”, “ Liên khúc hát Xoan”, “ Giữ mãi màu xanh”…Có nhiều tác phẩm đã đoạt huy chương vàng hội diễn nghệ thuật quần chúng toàn quốc, và huy chương vàng của tỉnh Phú Thọ.

Người giữ "lửa" cho nhà văn hóa thôn - 3
Ông vừa là biên kịch,vừa là đạo diễn, là diễn viên vừa là nhạc công.
Ông vừa là biên kịch,vừa là đạo diễn, là diễn viên vừa là nhạc công.

Về hưu năm 2007, ông Chê trở về sống trên mảnh đất quê hương, qua bao năm bôn ba, khi trở về ông mới thấy quê hương mình đẹp quá, nên thơ quá.. Nhưng với tâm hồn của người nghệ sĩ, nỗi lòng của người con sinh ra trên quê hương của nghệ thuật hát Xoan truyền thống. Ông vẫn thấy quê mình còn thiếu một thứ, đó là lời ca tiếng hát.

Người giữ "lửa" cho nhà văn hóa thôn - 5
Người giữ "lửa" cho nhà văn hóa thôn - 6

Sau 3 năm thai nghén ấp ủ dự định, ông vận động bà con trong xã đến nhà văn hóa học hát Xoan. Ban đầu, tất cả mọi kinh phí đều do ông tự bỏ ra từ đồng lương hưu ít ỏi của mình. Sau đó các chị em trong hội tự vận động nhau đóng góp đỡ đần cho ông. Bà con nông thôn nên  ai cũng nghèo, số tiền đóng góp cũng chỉ đủ thuê trang phục và đạo cụ.

Các diễn viên “cây nhà lá vườn”
Các diễn viên “cây nhà lá vườn”

Từ ngày có câu lạc bộ của ông Chê, xóm làng rộn ràng hẳn lên, các buổi tập luyện được diễn ra từ 7h30 đến 9h tối thứ 7 và chủ nhật hàng tuần tại nhà văn hóa thôn. Qua các buổi tập và trình diễn, bà con thêm hiểu và chia sẻ với nhau hơn, tình nghĩa xóm làng thêm gắn bó khăng khít. Sau thời gian lao động vất vả, tối đến, bà con được dịp thư giãn. Giúp đời sống tinh thần được cải thiện, các nhà văn hóa thôn không còn im ắng và bị bỏ trống như trước nữa.

Người giữ "lửa" cho nhà văn hóa thôn - 8
Thành viên của CLB có đủ các độ tuổi
Thành viên của CLB có đủ các độ tuổi

26/12/2014, câu lạc bộ hát xướng Đồng Lương do ông Chê làm chủ nhiệm được UBND tỉnh Phú Thọ công nhận là CLB hát Xoan của tỉnh. Ngoài phục vụ ngay chính tại địa phương, như  các lễ chúc thọ, đám cưới hỏi, CLB  còn thường xuyên được mời biểu diễn trong các hội nghị của huyện Cẩm Khê và tỉnh Phú Thọ, và đặc biệt là đã được mời biểu diễn trong các dịp giỗ tổ Hùng Vương tại Đền Hùng.

Ngọn lửa nghệ thuật luôn cháy bỏng trong tâm hồn người nghệ sĩ già này.
Ngọn lửa nghệ thuật luôn cháy bỏng trong tâm hồn người nghệ sĩ già này.

Nói về dự định sắp tới của CLB, người nghệ sĩ già trăn trở: “ Mình có mong muốn cháy bỏng là nghệ thuật hát Xoan truyền thống phải được lưu truyền hậu thế, ngay từ bây giờ con cháu phải giữ gìn và phát triển nó…Nhưng ngặt một nỗi, kinh phí thìếu quá. Nếu được nhà nước, đặc biệt là những người con của quê hương quan tâm hơn nữa, thì tôi tin CLB của chúng tôi sẽ đáp ứng được phần nào đời sống tinh thần của người dân quê tôi và nghệ thuật hát Xoan sẽ còn mãi với thời gian…”

Hương Hồng