Người dân miền núi thu nhập hàng trăm triệu đồng nhờ hàng "đặc sản" lên kệ

(Dân trí) - Hơn một năm nay, nhiều người dân miền núi sản xuất các mặt hàng thổ cẩm, hàng đan lát, sản phẩm rau quả… là đặc sản miền núi huyện Quế Phong (Nghệ An) đã thu hàng trăm triệu đồng nhờ thông qua gian hàng giới thiệu sản phẩm của huyện.

Từ khi đưa vào sử dụng, gian hàng đã thu hút rất nhiều khách hàng đến mua sản vật.
Từ khi đưa vào sử dụng, gian hàng đã thu hút rất nhiều khách hàng đến mua sản vật.

Từ khi thành lập đến nay gian hàng giới thiệu sản phẩm đã tạo một cầu nối quan trọng cho người dân địa phương nơi đây. Đồng thời góp phần tạo một trung tâm phân phối sản phẩm cho người dân kiếm thêm thu nhập, tiết kiệm thời gian, không gian giao dịch…

Bên cạnh đó, gian hàng giới thiệu sản phẩm đã trở thành một thương hiệu không thể thiếu đối với bà con nông dân miền núi này.

Người dân miền núi thu nhập hàng trăm triệu đồng nhờ hàng "đặc sản" lên kệ - 2

gh4

Những sản vật như: Nấm, đồ đan lát... rất phong phú và không thể thiếu đối với bà con nông dân ở đây.

Ông Lô Hải Chuyển, ở bản Ná Ngá xã Mường Nọc, sản xuất hàng mây tre đan cho biết: “Từ khi có gian hàng, gia đình tôi không còn lo đầu ra của sản phẩm và tạo một sự ổn định, yên tâm hơn trong công việc để gia đình có điểm dựa vững chắc”.

Chị Sầm Thị Thanh, ở khối 1, thị trấn Kim Sơn, người chuyên cung cấp hàng dược liệu phấn khởi cho biết: “Từ khi đưa vào sử dụng, tôi giới thiệu và bán sản phẩm dược liệu thông qua gian hàng ở đây đã giúp cho tôi bán được nhiều hàng hơn.. Mỗi tháng thông qua gian hàng tôi bán được khoảng 40-50 triệu đồng”.

Cũng giống ông Chuyền và chị Thanh, chị Vi Thị Kho ở bản Yên Sơn xã Tri Lễ tâm sự: “Người dân chúng tôi ở đây chủ yếu sản xuất chanh leo. Từ khi có gian hàng đã giới thiệu sản phẩm của chúng tôi đến rộng rãi với mọi người nên đã tạo cho đầu ra nhanh hơn nhiều so với thời gian trước”.

"Gia đình tôi có trồng 600 gốc chanh leo, đầu ra thông qua cầu nối gian hàng nên mỗi năm cho thu nhập khoảng 200 triệu đồng", chị Khoa vui vẻ nói.

img_1404[1]

Chị Vi Thị Khoa, rất vui mừng khi nguồn sản phẩm của gia đình được giới thiệu đến với khách hàng.

Được biết từ khi gian hàng này được ra đời, bà con nông dân ở đây thu nhập hàng trăm triệu đồng từ nguồn sản vật của mình.

gh2

Rau sạch vốn biết đến là nguồn sản vật nổi tiếng ở đây.

Bên cạnh đó, việc trưng bày các sản phẩm của bà con làng bản là nhằm tìm đầu ra, khuyến khích nhân dân sản xuất hiểu quả hơn trong việc sản xuất sản phẩm sạch. Đồng thời tạo công ăn việc làm cho bà con nơi đây nhằm nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo...

Ông Lê Văn Giáp - Chủ tịch UBND huyện Quế Phong cho biết: “Đây là dịp để bà con có cơ hội giới thiệu các sản vật của mình đến với người tiêu dùng một cách rộng rãi nhất. Đồng thời nhằm tôn vinh nền văn hóa mang đậm bản chất của bà con dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới như Quế Phong chúng tôi và gắn tình đoàn kết hơn nữa”.

Được biết, huyện Quế Phong là một huyện nghèo nằm ở phía Tây của Nghệ An. Đời sống của bà con nơi đây còn gặp nhiều khó khăn, việc tổ chức gian hàng giới thiệu sản phẩm là cơ hội tốt để đồng bào nơi đây phát huy bản sắc, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế trong tương lai.

Nguyễn Tú