Ngắm “mặt trời xanh” ở Ai Cập

(Dân trí) - Hiện tượng tự nhiên cực hiếm này chính thức được ghi nhận lần đầu tiên vào tháng 9/1950 tại Edinburgh, Scotland. Mãi cho đến ngày 14/12 năm ngoái, nó mới xuất hiện lần thứ 2 và được một nhiếp ảnh gia vô tình ghi lại mà không hề hay biết.

Mặc dù là tác giả của bức hình “độc” nhưng Tom Hartlove không hề hay biết về sự tồn tại của nó, cho tới cách đây mấy ngày anh mới tình cờ phát hiện khi đang lục lại đống ảnh cũ.

 

Quá đỗi ngạc nhiên, Hartlove đã gửi bức ảnh tới một chuyên gia vật lý khí quyển để tìm hiểu chân tướng sự việc. Vị giáo sư đó đã trả lời như sau:

 

“Hiện tượng “mặt trời xanh” hiếm hoi tới nay mới chỉ được quan sát vài lần trên toàn thế giới, lần xảy ra gần đây nhất là vào tháng 9/1950 tại Scotland. Chi tiết về sự kiện này có thể tìm thấy trong cuốn sách mang tên “Áng mây trong cốc bia” (Clouds in a Glass of Beer) của tác giả Craig Bohren, trang 91”.

 

Ngắm “mặt trời xanh” ở Ai Cập - 1
 

Thủ phạm gây nên hiện tượng này (được cho) là khói trong bầu khí quyển. Đó là những mảng khói xuất phát từ các đám cháy do nông dân Cairo đốt cây bụi, chúng bay lên xen giữa vị trí máy ảnh và Kim tự tháp, tạo một lớp trong suốt xanh mờ bao phủ toàn bộ sự vật đưa vào ống kính.

 

Thùy Vân

Theo Coast to Coast