Nặng lời xúc phạm vì mẹ có người khác, cô gái không ngờ biến cố lớn sắp ập đến
(Dân trí) - Dựa trên tình huống gần gũi, thực tế, phim ngắn “Giật mình để yêu thương” khiến nhiều người phải suy nghĩ về sự ích kỷ và tình cảm yêu thương gia đình.
Yêu thương là một món quà. Có lẽ vì vậy mà yêu thương thường đi liền với sự ích kỷ, khi ai cũng muốn giữ “món quà” này cho riêng mình. Không chỉ không muốn chia sẻ sự quan tâm, chăm sóc đó cho người khác, sự ích kỉ đôi khi còn che mờ lý trí, khiến chúng ta trở nên nóng giận và làm tổn thương tới những người thân yêu nhất.
Ai cũng từng ít nhất một lần ích kỷ, muốn giữ mẹ cho riêng mình
Với mỗi người, mẹ luôn là điểm tựa, nơi nâng đỡ, che chở cho con. Những yêu thương mẹ dành cho con nhiều tới mức đôi lúc khiến người con trở nên ích kỷ, chỉ muốn giữ mẹ cho riêng mình. Chắc chắn rằng, ai trong chúng ta cũng đã từng ít nhất một lần khó chịu khi phải san sẻ tình yêu thương của mẹ với người khác, ngay cả khi đó là anh chị em ruột của mình.
N. - nhân vật chính trong phim ngắn “Giật mình để yêu thương” mới xuất hiện trên mạng xã hội gần đây chính là một người như vậy. Không may mắn khi bố mất sớm, nhưng N. luôn được bao bọc trong tình yêu thương vô bờ bến của mẹ.
Ngay cả khi đã lấy chồng, sinh con, N. vẫn có phần ỷ lại vào sự chăm sóc, bao dung của mẹ đến mức nhiều lần vô tình làm mẹ tổn thương. N. đã coi tình yêu thương mẹ dành cho mình là đương nhiên, quen với việc mình luôn chiếm vị trí độc tôn trong lòng mẹ.
Thế nên, khi nhận ra mẹ trở nên thân thiết, gần gũi với “người ngoài”, cô cảm thấy khó chịu, trở nên nóng giận và xúc phạm mẹ. Mâu thuẫn đỉnh điểm khi “mẹ vì người ngoài mà đánh con”, cô ấm ức đuổi mẹ ra khỏi nhà mà không biết rằng một biến cố không ngờ sắp ập tới với mẹ.
"Giật mình" để nhận ra giá trị của yêu thương
“Giật mình để yêu thương” là phim ngắn cảm động nhân dịp Trung Thu của Bảo Ngọc. Vẫn xoay quanh chủ đề tình cảm yêu thương gia đình, trong phim ngắn lần này, Bảo Ngọc đem đến cho những người làm con một lần “giật mình” đầy ý nghĩa.
Có những thứ chỉ khi mất đi rồi, chúng ta mới nhận ra giá trị của nó. Có những sai lầm có thể sửa chữa, nhưng cũng có những sai lầm sẽ trở thành hối hận muộn màng mãi mãi.
Giống như N. - nhân vật chính của phim ngắn, mặc dù “bao biện” rằng “mẹ làm vậy là có lỗi với bố”, nhưng thực ra, sự nóng giận của cô lại xuất phát từ một trái tim ích kỷ, chỉ muốn mẹ yêu thương riêng mình.
Trước biến cố đột ngột xảy ra với mẹ sau cuộc cãi vã, hộp bánh Trung Thu rơi ra từ chiếc xe đã nhắc cô về những yêu thương mẹ dành cho cô suốt những năm qua. Để rồi, cô mới bàng hoàng nhận ra mình đã ích kỷ thế nào, đã làm tổn thương mẹ ra sao.
Câu chuyện của N. Trong phim chỉ là một câu chuyện giả tưởng, nhưng lại xuất phát từ thực tế cuộc sống hàng ngày. Khi sự ích kỷ che mờ lý trí, những hành động nóng giận đôi khi sẽ dẫn đến những biến cố mà không phải ai cũng may mắn có được cơ hội sửa chữa sai lầm của mình.
Vẫn là những tình huống gần gũi, thực tế, phim ngắn đã khéo léo lồng ghép lời nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng đủ để chúng ta “giật mình” nhận ra giá trị của yêu thương.
Là thương hiệu với hành trình hơn 30 năm gắn bó cùng những “mùa trăng”, Bảo Ngọc không chỉ đem đến những chiếc bánh nướng, bánh dẻo mang đậm chất tinh tế của “ẩm thực người Hà Nội” mà còn không ngừng lan tỏa những giá trị tích cực về tình cảm yêu thương gia đình.
Nếu ngày bé, những chiếc bánh Trung Thu Bảo Ngọc là món quà yêu thương mẹ dành cho con thì khi trưởng thành, những hộp bánh mang thương hiệu quen thuộc này lại thể hiện tấm lòng thành kính, sự trân trọng những giá trị cổ truyền của con dành cho cha mẹ.