Muôn kiểu trồng rau "không đụng hàng" của "nông dân phố"

(Dân trí) - Trước những thông tin về thực phẩm bẩn, không đảm bảo an toàn bày bán tràn lan trên thị trường, nhiều gia đình đã tận dụng các chai nhựa, thùng phuy, vật liệu tái chế… “hô biến” thành các vườn rau độc lạ ngay giữa phố…

Trồng rau xanh trong hốc đá như người H’Mông

Vườn rau độc đáo dài khoảng 2km, xanh mướt được người dân trồng ngay trong những hốc bê tông bên đường vành đai 2, đoạn qua dốc Bưởi (Hà Nội).
Vườn rau độc đáo dài khoảng 2km, xanh mướt được người dân trồng ngay trong những hốc bê tông bên đường vành đai 2, đoạn qua dốc Bưởi (Hà Nội).
Mỗi hốc bê tông bé bằng nắm tay được người dân bỏ đất, trồng đủ loại rau từ rau ngắn ngày như: rau muống, cải, rau ngót đến các loại củ, quả, su su…
Mỗi hốc bê tông bé bằng nắm tay được người dân bỏ đất, trồng đủ loại rau từ rau ngắn ngày như: rau muống, cải, rau ngót đến các loại củ, quả, su su…

Nhờ vườn rau xanh độc đáo này mà nhiều người dân sống ở khu vực này cho biết họ không phải đi mua rau ngoài chợ.
Nhờ vườn rau xanh độc đáo này mà nhiều người dân sống ở khu vực này cho biết họ không phải đi mua rau ngoài chợ.

Đổ đất trồng rau trên sân thượng

Trên diện tích rộng khoảng 70m2, ông Chính (Cầu Giấy – Hà Nội) thiết kế chia đều diện tích đủ để làm chuồng gà và trồng rau sạch. Phía ban công bên ngoài rộng 30m2 được thiết kế hệ thống chống thấm hiện đại và đổ đất trồng rau không khác gì vườn rau sạch dưới mặt đất.
Trên diện tích rộng khoảng 70m2, ông Chính (Cầu Giấy – Hà Nội) thiết kế chia đều diện tích đủ để làm chuồng gà và trồng rau sạch. Phía ban công bên ngoài rộng 30m2 được thiết kế hệ thống chống thấm hiện đại và đổ đất trồng rau không khác gì vườn rau sạch dưới mặt đất.

Mùa nào thức đó, rau được đánh luống thẳng tắp với gần gần 20 loại rau từ: rau muống, cải, ngót, rau lang, bắp cải đến các loại rau thơm và cây ăn quả. Chi phí cho vườn rau này ước tính vào khoảng 20 triệu đồng. Ông Chính cho hay, trần nhà được ông thiết kế với lớp xi măng dày hơn bình thường.
Mùa nào thức đó, rau được đánh luống thẳng tắp với gần gần 20 loại rau từ: rau muống, cải, ngót, rau lang, bắp cải đến các loại rau thơm và cây ăn quả. Chi phí cho vườn rau này ước tính vào khoảng 20 triệu đồng. Ông Chính cho hay, trần nhà được ông thiết kế với lớp xi măng dày hơn bình thường.

Để ngăn việc thấm dột, ông phải tạo 4 lớp vật liệu chuyên dụng bao gồm keo chống thấm, sỉ than, cát và một lớp lưới lót ở phía dưới. Cuối cùng mới đổ đất lên trên để trồng rau. Ngoài ra, xung quanh góc vườn, ông Chính cũng bố trí hệ thống thoát nước kịp thời, nhờ vậy vườn rau không có hiện tượng ngập úng khi mưa lớn.
Để ngăn việc thấm dột, ông phải tạo 4 lớp vật liệu chuyên dụng bao gồm keo chống thấm, sỉ than, cát và một lớp lưới lót ở phía dưới. Cuối cùng mới đổ đất lên trên để trồng rau. Ngoài ra, xung quanh góc vườn, ông Chính cũng bố trí hệ thống thoát nước kịp thời, nhờ vậy vườn rau không có hiện tượng ngập úng khi mưa lớn.

Trồng rau trong hộp sữa

Chủ nhân của vườn rau độc đáo này là anh Nguyễn Văn Biển, sinh năm 1991 ở ngã Sáu, Châu Thành, Hậu Giang.
Chủ nhân của vườn rau độc đáo này là anh Nguyễn Văn Biển, sinh năm 1991 ở ngã Sáu, Châu Thành, Hậu Giang.
Với điều kiện chật hẹp nhà không có vườn thì việc có những mớ rau xanh tự trồng là cả một vấn đề. Vì vậy, với số diện tích ít ỏi 4m2, anh Biển đã lên mạng tham khảo nhiều diễn đàn về trồng cây ở các nước và sử dụng chính những chiếc vỏ hộp sữa của cậu con trai để chế ra kiểu trồng rau sáng tạo cho vườn chật nhà mình.
Với điều kiện chật hẹp nhà không có vườn thì việc có những mớ rau xanh tự trồng là cả một vấn đề. Vì vậy, với số diện tích ít ỏi 4m2, anh Biển đã lên mạng tham khảo nhiều diễn đàn về trồng cây ở các nước và sử dụng chính những chiếc vỏ hộp sữa của cậu con trai để "chế" ra kiểu trồng rau sáng tạo cho vườn chật nhà mình.

Tính tới thời điểm hiện tại ông bố trẻ 9x này đầu tư cho vườn rau với chi phí cực rẻ chỉ 100.000 tiền hạt giống, 2 bao sơ dừa 40.000, 12 thùng xốp 60.000 đồng. Mới trồng được hơn một tháng, vườn rau của ông bố 9x này đã có kha khá các loại rau: rau xà lách, rau cải ngọt, rau ngò, rau diếp cá, rau cần, cà chua, mồng tơi,...
Tính tới thời điểm hiện tại ông bố trẻ 9x này đầu tư cho vườn rau với chi phí cực rẻ chỉ 100.000 tiền hạt giống, 2 bao sơ dừa 40.000, 12 thùng xốp 60.000 đồng. Mới trồng được hơn một tháng, vườn rau của ông bố 9x này đã có kha khá các loại rau: rau xà lách, rau cải ngọt, rau ngò, rau diếp cá, rau cần, cà chua, mồng tơi,...

Trồng rau trong ống nhựa

Chị Hà Hoàng (34 tuổi, Lào Cao) làm tháp trồng rau từ những thùng phi to hoặc trụ phân hủy rác hữu cơ - mỗi loại lại có ưu khuyết điểm riêng của mình khi trồng rau sạch trong nhà. Đối với thùng phi to, sau mỗi vụ thu hoạch, chị không cần phải cải tạo đất trong thùng mà có thể tiếp tục gieo trồng lứa mới. Ngược lại, ống trụ nhựa, nhỏ gọn hơn, cần phải cung cấp lượng dinh dưỡng mới khi hết vụ. Tuy nhiên, ống trụ thấp khoảng 1m nên rất thuận lợi và dễ dàng cải tạo.
Chị Hà Hoàng (34 tuổi, Lào Cao) làm tháp trồng rau từ những thùng phi to hoặc trụ phân hủy rác hữu cơ - mỗi loại lại có ưu khuyết điểm riêng của mình khi trồng rau sạch trong nhà. Đối với thùng phi to, sau mỗi vụ thu hoạch, chị không cần phải cải tạo đất trong thùng mà có thể tiếp tục gieo trồng lứa mới. Ngược lại, ống trụ nhựa, nhỏ gọn hơn, cần phải cung cấp lượng dinh dưỡng mới khi hết vụ. Tuy nhiên, ống trụ thấp khoảng 1m nên rất thuận lợi và dễ dàng cải tạo.
Ngoài ra, chị Hà còn tiến hành trồng củ quả treo ngược. Đó là cách chị học tập từ người nước ngoài. Theo chị, cây được trồng ngược đỡ sâu bệnh, hút được chất dinh dưỡng tối đa, tiết kiệm nước và cho năng suất cao.
Ngoài ra, chị Hà còn tiến hành trồng củ quả treo ngược. Đó là cách chị học tập từ người nước ngoài. Theo chị, cây được trồng ngược đỡ sâu bệnh, hút được chất dinh dưỡng tối đa, tiết kiệm nước và cho năng suất cao.
Sau khi trồng rau vào tháp và trụ nhựa, chị Hà chỉ việc chăm sóc bằng cách tưới nước sạch hằng ngày. “Ngay từ đầu, mình đã trộn đất đủ dinh dưỡng vào tháp trồng. Trong quá trình rau củ sinh trưởng, mình không phải bón thêm bất cứ loại phân bón nào”, chị Hà Hoàng cho hay.
Sau khi trồng rau vào tháp và trụ nhựa, chị Hà chỉ việc chăm sóc bằng cách tưới nước sạch hằng ngày. “Ngay từ đầu, mình đã trộn đất đủ dinh dưỡng vào tháp trồng. Trong quá trình rau củ sinh trưởng, mình không phải bón thêm bất cứ loại phân bón nào”, chị Hà Hoàng cho hay.

Trồng rau trong chai nhựa

Vừa mang đến cho gia đình nguồn rau sạch và an toàn, vừa là một cách làm đầy thân thiện với môi trường, những vườn rau sạch bằng chai nhựa đang được chị em nhân rộng trong khu vực thành thị.
Vừa mang đến cho gia đình nguồn rau sạch và an toàn, vừa là một cách làm đầy thân thiện với môi trường, những vườn rau sạch bằng chai nhựa đang được chị em nhân rộng trong khu vực thành thị.
Để sở hữu những khu vườn như thế này không đòi hỏi bạn phải có quá nhiều diện tích. Phần lớn là tận dụng những chỗ chống ngoài hành lang, sân thượng hay cũng có thể trong bếp ăn của gia đình. Những thứ bạn cần chuẩn bị là thật nhiều chai nhựa như chai nước ngọt, dầu ăn, giấm… mà bạn bỏ đi sau khi sử dụng hết. Cần chuẩn bị thêm đất dinh dưỡng, hạt giống và dụng cụ xới đất.
Để sở hữu những khu vườn như thế này không đòi hỏi bạn phải có quá nhiều diện tích. Phần lớn là tận dụng những chỗ chống ngoài hành lang, sân thượng hay cũng có thể trong bếp ăn của gia đình. Những thứ bạn cần chuẩn bị là thật nhiều chai nhựa như chai nước ngọt, dầu ăn, giấm… mà bạn bỏ đi sau khi sử dụng hết. Cần chuẩn bị thêm đất dinh dưỡng, hạt giống và dụng cụ xới đất.
Với cách làm này, bạn sẽ có thể tự cung ứng cho gia đình mình một nguồn thực phẩm sạch, thực sự yên tâm khi sử dụng mà không sợ bất kì loại thuốc độc hại nào.
Với cách làm này, bạn sẽ có thể tự cung ứng cho gia đình mình một nguồn thực phẩm sạch, thực sự yên tâm khi sử dụng mà không sợ bất kì loại thuốc độc hại nào.

Xây bồn trồng rau trên sân thượng

Bên cạnh cách trồng rau vào thùng xốp, khay nhựa vẫn thường thấy, nhiều gia đình ở Hà Nội giờ còn mạnh tay chi cả 100 triệu đồng để xây bồn, luống trồng rau trên sân thượng vừa để bền chắc vừa đảm bảo tính thẩm mỹ cho căn nhà.
Bên cạnh cách trồng rau vào thùng xốp, khay nhựa vẫn thường thấy, nhiều gia đình ở Hà Nội giờ còn mạnh tay chi cả 100 triệu đồng để xây bồn, luống trồng rau trên sân thượng vừa để bền chắc vừa đảm bảo tính thẩm mỹ cho căn nhà.
Những vườn rau được xây công phu và tốn kém
Những vườn rau được xây công phu và tốn kém

Vườn rau thủy canh

Không chỉ các chị em mà ngay cả cánh mày râu cũng đang ngày càng chứng minh bản thân mình là những tay trồng rau sạch rất cừ. Và, nếu ai đó đến thăm khu vườn rau thủy canh trên sân thượng của ông bố hai con ở Nha Trang có tên Quốc Bảo thì sẽ gật đầu ngay với ý kiến trên.
Không chỉ các chị em mà ngay cả cánh mày râu cũng đang ngày càng chứng minh bản thân mình là những tay trồng rau sạch rất cừ. Và, nếu ai đó đến thăm khu vườn rau thủy canh trên sân thượng của ông bố hai con ở Nha Trang có tên Quốc Bảo thì sẽ gật đầu ngay với ý kiến trên.
Tận mắt chứng kiến những ống giàn ngang, ống dọc được sắp xếp một cách khoa học, đẹp mắt, bao phủ xung quanh là các loại rau xanh mướt, tươi tốt, nhiều người đã không tiếc lời khen gợi và cho rằng bước chân vào vườn rau thủy canh của anh Bảo như đang lạc bước vào một công viên nào đó.
Tận mắt chứng kiến những ống giàn ngang, ống dọc được sắp xếp một cách khoa học, đẹp mắt, bao phủ xung quanh là các loại rau xanh mướt, tươi tốt, nhiều người đã không tiếc lời khen gợi và cho rằng bước chân vào vườn rau thủy canh của anh Bảo như đang lạc bước vào một công viên nào đó.
Với diện tích sân thượng khoảng 35m2, anh thiết kế 2 giàn rau thủy canh: một giàn trồng các loại rau của họ cải như cải … và rau muống; giàn còn lại anh dành riêng để trồng xà lách. Các loại rau được trồng theo mùa thích hợp chứ không cố định trồng bất cứ loại nào. Trồng rau thủy canh không tốn nhiều sức chăm sóc. Nó chỉ khó trong việc ươm cây con. Sau đó, cây con đưa lên giàn sẽ mất vài ngày kiểm tra dung dịch và điều chỉnh nồng độ pH cho phù hợp, anh Bảo cho biết.
Với diện tích sân thượng khoảng 35m2, anh thiết kế 2 giàn rau thủy canh: một giàn trồng các loại rau của họ cải như cải … và rau muống; giàn còn lại anh dành riêng để trồng xà lách. Các loại rau được trồng theo mùa thích hợp chứ không cố định trồng bất cứ loại nào. "Trồng rau thủy canh không tốn nhiều sức chăm sóc. Nó chỉ khó trong việc ươm cây con. Sau đó, cây con đưa lên giàn sẽ mất vài ngày kiểm tra dung dịch và điều chỉnh nồng độ pH cho phù hợp", anh Bảo cho biết.

H.T

Tổng hợp