Nghệ An:

Mang “Tết sớm” đến với đồng bào Mông và Khơ Mú ở miền Tây xứ Nghệ

(Dân trí) - Chiều ngày 5/2/2018, với mong muốn cho người dân đồng bào có cái tết ấm áp, vui vẻ, UBND xã Tri Lễ, huyện Quế Phong (Nghệ An) tổ chức gặp mặt các già làng – trưởng bản, người uy tín của đồng bào dân tộc Mông, Khơ Mú của 2 xã Tri Lễ và Nậm Nhóong.

a1

nhiều phần quà ý nghĩa cho bà con đón tết, vui xuân.

Tại buổi lễ, ông Lê Văn Giáp – Chủ tịch UBND huyện Quế Phong ghi nhận những đóng góp của các Già làng – Trưởng bản, người uy tín của đồng bào dân tộc Mông, Khơ Mú gắn kết cộng đồng, thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, góp phần phát triển kinh tế của địa phương, đảm bảo đời sống an sinh, xã hội của đồng bào các dân tộc anh, em trên địa bàn.

Ông Lê Văn Giáp - Chủ tịch UBND huyện Quế Phong, phát biểu tại buổi lễ.
Ông Lê Văn Giáp - Chủ tịch UBND huyện Quế Phong, phát biểu tại buổi lễ.

Dịp này, Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An đã trao tặng 40 suất quà (mỗi suất 500.000 đồng) cho các hộ nghèo đồng bào dân tộc Mông tại xã Tri Lễ, huyện Quế Phong; đây là những phần quà do các Cán bộ, công nhân viên chức của Ban đóng góp để góp phần cho đồng bào sắm tết, vui xuân.

Bên cạnh đó, Đoàn Kinh tế Quốc phòng 4, đã có 132 suất quà đến các Già làng – Trưởng bản trên địa bàn xã Tri Lễ để bà con chuẩn bị một cái tết thật ấm no và hạnh phúc…

Trong không khí vui tươi, phấn khởi, các đôi trai gái đã thể hiện những phần ném Pao, mang đậm bản sắc của đồng bào các dân tộc Mông và Khơ Mú, báo hiệu một mùa xuân, cái tết ấm no và hạnh phúc.

Trước đó vào ngày 30/1, UBND huyện Quế Phong đã tổ chức “tết sớm” cho bà con khu tái định cư thủy điện Hủa Na. Trong dịp này nhiều suất quà có ý nghĩa của các đơn vị đã trao đến bà con, đồng bào nơi đây.

img_2013

Người mẹ trẻ cõng con để đi nhận quà tết.

img_2035

Những tiết mục văn nghệ đặc sắc.

img_2136

Màn chọi gà thu hút đông đảo người xem.

img_2015

Những thiếu nữ người Mông sặc sỡ trong bộ trang phục của đồng bào mình đi tham dự buổi hội nghị.

Xã Tri Lễ là một xã biên giới nằm phía Tây Nam của huyện Quế Phong, tiếp giáp với 2 cụm bản Phăn Thoong và cụm bản Phả Đảnh, huyện Mường Quắn, tỉnh Hủa Phăn (CHDCND Lào), có chiều dài đường biên giới trên 17,5 km. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là 20.241,71 ha;

Toàn xã có 33 thôn, bản, với 2003 hộ, 10.152 nhân khẩu, có 4 thành phần dân tộc anh em cùng nhau sinh sống trên địa bàn, trình độ dân trí không đồng đều, tập quán canh tác còn lạc hậu, tỷ lệ hộ nghèo tuy giảm nhưng vẫn còn cao, chiếm 82,26% năm 2017, năm 2018 giảm xuống còn 66,85%, giảm 15,41%.

Có 10 bản dân tộc Mông, 2 bản Khơ Mú, trong đó có 8 bản Mông nằm theo dọc biên giới trải dài 17,5 km và 3 bản Đ1, Đ2, và bản Pịch Niệng thuộc khu kinh tế mới Minh Châu, còn bản Tà Pản nằm ở cửa ngõ xã Tri Lễ từ trung tâm huyện lên.

Đường giao thông đi lại lên 6 bản Mông gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là vào mùa mưa. Đã làm ảnh hưởng đến việc đi lại của nhân dân và các thầy, cô trường Mầm non và Trường Tri Lễ 4, khó khăn trong việc cán bộ và nhân dân tiếp thu các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh.

Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chăn nuôi còn hạn chế, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn.

Từ đó, một số hộ dân còn có ý định di cư tự do trái phép sang Lào, tái trồng cây thuốc phiện, buôn bán, tàng trữ, sử dụng, vận chuyển các chất ma túy, xâm canh, xâm cư… làm cho tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phức tạp hơn.

Xuất phát từ những đặc điểm tình hình trên, với sự chỉ đạo của các ban, ngành cấp huyện, Đảng ủy, chính quyền địa phương đã có nhiều chủ trương, biện pháp và ra các Nghị quyết chuyên đề, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng an ninh của 10 bản Mông và 2 bản Khơ Mú từng bước đi lên và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt vừa cấp bách, vừa lâu dài.

Nguyễn Tú

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm