Mâm cơm Tết cho bà con nghèo miền Trung

Vẫn còn đó nhiều gia đình khó khăn, không có Tết. Với họ, Tết và ngày thường chẳng khác nhau mấy. Vẫn là cơm bắp trộn, lá sắn giã nhuyễn hay đu đủ non luộc… Thế nên, một bữa cơm Tết đủ đầy có lẽ là điều mà bà con nơi đây hằng mong ước.

Với người Việt Nam, Tết là một nét văn hóa đặc biệt và cũng là dịp quan trọng để các thành viên trong gia đình sum vầy và trao cho nhau những lời chúc tốt đẹp trong năm mới. Tự bao giờ, bữa cơm Tết đã trở thành linh hồn trong những ngày đặc biệt này. Đó không chỉ là “cầu nối” giữa các thành viên gia đình mà còn là sợi dây gắn kết giữa người xưa và người nay. Có lẽ vì ý nghĩa đặc biệt của bữa cơm ngày Tết mà người ta vẫn hay gọi là “ăn Tết” chứ không phải “chơi Tết” hay “vui Tết”…

Quan trọng là thế, giá trị là thế nhưng không phải ai cũng được hưởng trọn niềm vui bên mâm cơm ngày Tết. Tại thôn Xóm Bằng (xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, Ninh Thuận) hay làng Canh Phước (huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định), cuộc sống của bà con vẫn còn lắm thiếu thốn khiến mâm cơm Tết dường như là điều gì đó xa vời. Với họ, Tết và ngày thường chẳng khác nhau là mấy. Vẫn là cơm bắp trộn, lá sắn giã nhuyễn hay đu đủ non luộc… Thế nên, một bữa cơm Tết đủ đầy có lẽ là điều mà bà con nơi đây hằng mong ước.

Hiểu được ý nghĩa nhân văn của mâm cơm Tết và thực tế đời sống người dân tại những địa phương trên, năm nay, Nam A Bank tiếp tục tổ chức chuyến xe từ thiện mang tên “Tết yêu thương - Ấm áp mâm cơm Tết 2017” vào giữa tháng 1 như lời chúc một năm mới sung túc, ấm no đến bà con. Đây cũng là năm thứ hai Nam A Bank thực hiện chuỗi chương trình này sau Lâm Đồng và Đak Lak trong Tết Bính Thân 2016.

Mâm cơm Tết cho bà con nghèo miền Trung - 1

Mặc cái nắng gió của miền Trung, đoàn từ thiện đã về những miền xa và cùng bà con chuẩn bị bữa cơm ngày Tết. Các món ăn như củ kiệu dưa hành, thịt heo muối… cùng vị khói của bếp lửa đã khiến không gian trở nên ấm cúng hơn bao giờ. Bên mâm cơm Tết, những câu chuyện rôm rả, những nụ cười giòn tan đã làm nên một không gian đặc trưng mà chúng ta vẫn hay gọi là “hương vị Tết”.

Bà con làng Canh Phước (huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định) vui vẻ quây quần bên bữa cơm Tết của Nam A Bank
Bà con làng Canh Phước (huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định) vui vẻ quây quần bên bữa cơm Tết của Nam A Bank

Không những vậy, đoàn từ thiện còn mang đến nhiều hoạt động quen thuộc như tổ chức thi gói bánh Tét, cùng bà con tham gia những trò chơi dân gian và giao lưu văn nghệ “cây nhà lá vườn”. Vẫn là những trò chơi quen thuộc mà ai trong chúng ta cũng từng tham gia nhưng đó lại là món quà ý nghĩa mà bà con ở đây nhận được trong dịp Xuân về. Đặc biệt, hơn 300 phần quà thiết thực cùng những phong bao lì xì đã được trao tận tay cho những hộ gia đình khó khăn. Đó chính là tấm lòng của đoàn từ thiện với mong muốn phần nào giúp mâm cơm ngày Tết của bà con đủ đầy và ấm no hơn.

Ông Nguyễn Đinh Hoàng Thịnh – Giám đốc Nam A Bank Ninh Thuận cùng đại diện địa phương trao những phần quà thiết thực cho các hộ gia đình khó khăn tại thôn Xóm Bằng (xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, Ninh Thuận)
Ông Nguyễn Đinh Hoàng Thịnh – Giám đốc Nam A Bank Ninh Thuận cùng đại diện địa phương trao những phần quà thiết thực cho các hộ gia đình khó khăn tại thôn Xóm Bằng (xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, Ninh Thuận)
Bà Phan Thị Kiều Trang – Phó Giám đốc Nam A Bank Quy Nhơn trao quà cho một hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại làng Canh Phước (huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định).
Bà Phan Thị Kiều Trang – Phó Giám đốc Nam A Bank Quy Nhơn trao quà cho một hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại làng Canh Phước (huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định).

Chẳng phải vô cớ mà mâm cơm Tết vẫn giữ được giá trị vẹn nguyên của nó trong cuộc sống hiện đại. Ý nghĩa về hạnh phúc và đoàn viên vẫn còn ẩn chứa trong chính nét văn hóa đặc biệt này. Với “Tết Yêu thương - Ấm áp mâm cơm Tết 2017”, Nam A Bank không chỉ mang đến bà con những bữa cơm Tết mà hơn cả chính là mang một cái Tết trọn vẹn hơn với những món quà thiết thực. Đây cũng là hoạt động thường niên thuộc chuỗi chương trình vì cộng đồng “Nhớ cội nguồn - Hướng tương lai” mà Ngân hàng đã triển khai xuyên suốt từ năm 2011.

Ngô Quốc Thông