Lớp mẫu giáo của trẻ huyện miền núi thiếu thốn đủ bề

Tại thôn 1 xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, những đứa trẻ người dân tộc Rai phải chia ra học mẫu giáo tại 3 điểm trường riêng lẻ, trong khuôn viên 2 trường tiểu học và trong nhà sinh hoạt cộng đồng.


Mới 4-5 tuổi mà trẻ em người dân tộc Rai phải tự dắt díu nhau đi bộ đến trường dưới trời nắng gắt và đầy bụi vì cha mẹ đi làm ở rẫy xa, không thể đưa đón.

Mới 4-5 tuổi mà trẻ em người dân tộc Rai phải tự dắt díu nhau đi bộ đến trường dưới trời nắng gắt và đầy bụi vì cha mẹ đi làm ở rẫy xa, không thể đưa đón.


Hoặc nếu ở xa và nghỉ học thì cô giáo sẽ kiêm luôn vai trò đưa đón các em vì mục tiêu “không để cháu bỏ học”.

Hoặc nếu ở xa và nghỉ học thì cô giáo sẽ kiêm luôn vai trò đưa đón các em vì mục tiêu “không để cháu bỏ học”.

Với các bé, “mỗi ngày đến trường là một ngày vui” vì nếu không đến trường, những đứa trẻ này sẽ phải theo cha mẹ vào nương rẫy, tha thẩn giữa cái nắng rát bỏng của xã miền núi
Với các bé, “mỗi ngày đến trường là một ngày vui” vì nếu không đến trường, những đứa trẻ này sẽ phải theo cha mẹ vào nương rẫy, tha thẩn giữa cái nắng rát bỏng của xã miền núi
Bởi nếu không đến trường, bé chỉ biết ngồi chơi lặng lẽ một mình ở hiên nhà vắng, không người lớn ở nhà chăm sóc mà cũng chẳng có đồ chơi.
Bởi nếu không đến trường, bé chỉ biết ngồi chơi lặng lẽ một mình ở hiên nhà vắng, không người lớn ở nhà chăm sóc mà cũng chẳng có đồ chơi.
Người dân tộc Rai rất nghèo, chủ yếu đi cấy mướn, làm rẫy thanh long hoặc đi nhặt phân bò. Khi chưa lo xong miếng ăn, họ đành phó thác việc học của các con cho nhà trường và chính quyền địa phương.
Người dân tộc Rai rất nghèo, chủ yếu đi cấy mướn, làm rẫy thanh long hoặc đi nhặt phân bò. Khi chưa lo xong miếng ăn, họ đành phó thác việc học của các con cho nhà trường và chính quyền địa phương.
Ở thôn 1 (xã Hàm Cần), dù chỉ có hơn 50 trẻ mẫu giáo nhưng các cháu phải chia ra học ở 3 điểm trường, hai điểm trường nằm trong khuôn viên trường tiểu học và một điểm trường được học ở nhà sinh hoạt cộng đồng. Nền gạch hơn 20m2 ở trung tâm sinh hoạt cộng đồng này cũng chính là nơi học tập, sinh hoạt vui chơi chính cho cô và các cháu. Không có cơ sở vật chất cơ bản như bếp ăn, nhà vệ sinh nên việc tổ chức ăn uống, nghỉ ngơi cho các em gặp nhiều khó khăn.
Ở thôn 1 (xã Hàm Cần), dù chỉ có hơn 50 trẻ mẫu giáo nhưng các cháu phải chia ra học ở 3 điểm trường, hai điểm trường nằm trong khuôn viên trường tiểu học và một điểm trường được học ở nhà sinh hoạt cộng đồng. Nền gạch hơn 20m2 ở trung tâm sinh hoạt cộng đồng này cũng chính là nơi học tập, sinh hoạt vui chơi chính cho cô và các cháu. Không có cơ sở vật chất cơ bản như bếp ăn, nhà vệ sinh nên việc tổ chức ăn uống, nghỉ ngơi cho các em gặp nhiều khó khăn.
Lớp mẫu giáo của trẻ huyện miền núi thiếu thốn đủ bề - 7

Cô và trò giờ tan lớp tại trung tâm sinh hoạt cộng đồng xã Hàm Cần

Cô và trò giờ tan lớp tại trung tâm sinh hoạt cộng đồng xã Hàm Cần

Có đến tận nơi, chứng kiến tận mắt hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn của trẻ em nơi đây, mới hiểu và cảm nhận hết mong ước về một ngôi trường khang trang hơn của người dân nơi đây. Hãy cùng Dutch Lady góp tay xây dựng trường mẫu giáo Hàm Cần mới cho các em thông qua chương trình “1 hộp sữa, 1 viên gạch”. Đó cũng là ngôi trường Đèn Đom Đóm thứ 20 của hành trình khuyến học Đèn Đom Đóm mà Dutch Lady đã khởi xướng và thực hiện từ nhiều năm qua.

Quang Anh

Từ tháng 3 đến tháng 12 năm nay, Dutch Lady chính thức giới thiệu chương trình “1 hộp sữa, 1 viên gạch” trên toàn quốc. Trong thời gian này, khách hàng mua 1 hộp sữa nước Dutch Lady sẽ đóng góp giá trị tương đương 1 viên gạch để cùng Dutch Lady xây dựng trường Đèn Đom Đóm thứ 20 tại tỉnh Bình Thuận. Đây là một hoạt động đầy ý nghĩa của Dutch Lady nhằm tiếp tục hành trình thắp sáng ước mơ được đến trường, tạo điều kiện cho thầy cô và trẻ em ở vùng còn nhiều khó khăn được dạy và học tốt hơn.

Lớp mẫu giáo của trẻ huyện miền núi thiếu thốn đủ bề - 9