Nghệ An:

Làng bánh đa hướng ngoại, "giữ lửa" truyền thống cha ông

(Dân trí) - Nhắc đến làng bánh đa truyền thống Vĩnh Đức, huyện Đô Lương (Nghệ An) thì mọi người vẫn luôn trầm trồ về chất lượng, giá thành..., nhưng nét đặc trưng lớn nhất đó là người dân nơi đây luôn giữ “lửa” truyền thống của cha ông vốn có từ 300 năm nay.

Làng nghề Vĩnh Đức nơi biết đến với sản phẩm bánh đa nổi tiếng.
Làng nghề Vĩnh Đức nơi biết đến với sản phẩm bánh đa nổi tiếng.

Bánh đa hướng ngoại

Công thức để làm nên chiếc bánh đa khá đơn giản. Người ta xay gạo trắng thành bột gạo nước, trộn với vừng đen sau đó đem lên nồi làm chín rồi đem ra phơi nắng. Để tăng thêm vị thơm ngon, người ta cho thêm gừng, hạt tiêu, tỏi giã nhỏ, trộn vào bột gạo để tráng.

Công đoạn tráng bánh.
Công đoạn tráng bánh.

Trung bình mỗi gia đình làm nghề một ngày xay 10 kg gạo, 1 kg gạo tráng được trên dưới 30 chiếc bánh đa (cách làm truyền thống), mỗi chiếc bánh có bán kính từ 15 -20 cm, hình tròn với giá vỏn vẹn 2.000 đồng/ chiếc.

Sau khi trừ chi phí, gạo, củi, gia vị… mỗi kg gạo người làm nghề còn lãi ròng 10.000 đồng. Có những gia đình mỗi ngày làm 100 kg gạo, thu lãi gần 1 triệu đồng/ngày.

Làng bánh đa hướng ngoại, "giữ lửa" truyền thống cha ông - 3

b4

Sau khi bánh làm xong được đem ra phơi nắng.

Chị Nguyễn Thị Nghĩa (SN 1973) chia sẻ: “Gia đình tôi làm nghề này từ rất lâu rồi. Mỗi ngày gia đình làm khoảng 1.200 chiếc, trừ chi phí ra mỗi ngày cho thu nhập khoảng được 600 ngàn đồng”.

Để có sản phẩm bánh đa ngon, người làng Vĩnh Đức thường sử dụng gạo có độ dẻo ít. Bên cạnh đó, để đảm bảo vệ sinh người dân nơi đây đã tập trung tạo một làng nghề. Bánh làm xong được phơi trong khuôn viên có bờ rào sạch sẽ.

Để đảm bảo vệ sinh, người dân lau chùi giàn bánh sạch sẽ.
Để đảm bảo vệ sinh, người dân lau chùi giàn bánh sạch sẽ.

Trong thời gian gần đây sản phẩm bánh đa Vĩnh Đức không chỉ phân phối trong nước mà chủ yếu xuất ngoại như các nước: Nhật Bản, Đài Loan, Singapore…

300 năm giữ “lửa” truyền thống

Làng nghề Vĩnh Đức hiện có 70 hộ làm nghề với hàng trăm lao động tráng bánh quanh năm. Vào mùa hè, khi tráng bánh xong khoảng 3- 4 giờ đồng hồ bánh đã đảm bảo độ khô nên đây là mùa lý tưởng nhất để làm bánh.

Vào mùa mưa, người dân phải quạt bánh thay vì phơi nắng.
Vào mùa mưa, người dân phải quạt bánh thay vì phơi nắng.

Anh Phạm Công Trường cho biết: “Anh làm nghề này từ năm 20 tuổi, sau khi cha mẹ anh truyền nghề đến nay cả gia đình anh làm bánh đa theo phương pháp áp dụng máy để xay bột để có thêm nhiều sản phẩm hơn”.

“Mỗi ngày gia đình tôi làm khoảng 3 vạn chiếc, trừ chi phí ra còn cho thu nhập được khoảng một triệu đồng/ngày”, anh Trường cho biết thêm!.

Sau khi hoàn thành sản phẩm, người dân đóng vào thùng cho khách hàng xuất khẩu.
Sau khi hoàn thành sản phẩm, người dân đóng vào thùng cho khách hàng xuất khẩu.

Ở làng Vĩnh Đức, nhờ nghề bánh đa là nghề truyền thống đặc trưng. Chính nghề này là nguồn thu nhập chính để lo cuộc sống cho các gia đình. Bên cạnh đó còn tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động trên địa bàn.

Giới trẻ vẫn luôn giữ lửa truyền thống của ông cha.
Giới trẻ vẫn luôn giữ "lửa" truyền thống của ông cha.

Chị Nguyễn Thị Minh nhấn mạnh: “Ở làng này, nghề làm bánh đa đã có truyền thống trên 300 năm. Vì là nghề truyền thống nên các gia đình luôn luôn giữ vững văn hóa của cha ông”.

Nguyễn Tú