Họa sĩ Trần Gia Huy - Người “vẽ” lại tranh thêu tay bằng hội họa hiện đại

Đặt tranh thêu tay truyền thống vào không gian kiến trúc hiện đại, Thạc sỹ mỹ thuật Gia Huy đã thổi hồn và làm mới những bức tranh vốn nhiều người định kiến “quê” và “cũ”.

Thạc sỹ, họa sĩ mỹ thuật Gia Huy được nhiều người biết đến là người đồng sáng lập và trải qua nhiều thăng trầm cùng thương hiệu Thêu Việt. Từng học ở trường Đại học Mỹ Thuật và có kinh nghiệm 15 năm giảng dạy, đào tạo ra nhiều thế hệ học sinh, sinh viên, thạc sỹ, họa sĩ Trần Gia Huy không còn là 1 cái tên xa lạ. Với thương hiệu Thêu Việt nhiều năm nay nổi danh như 1 dấu ấn góp phần bảo tồn giá trị tinh hoa dân tộc, văn hóa dân gian từ nghệ thuật thêu tay cổ truyền. Nhưng ít ai biết để nuôi giữ nét cổ truyền và biến nó thành những tác phẩm nghệ thuật được công chúng hiện đại đón nhận, anh Gia Huy và người bạn đồng hành - đồng sáng lập Thêu Việt đã phải bỏ nhiều tâm sức. Thậm chí, như anh Huy tâm sự: “Bạn bè, khách hàng gọi tôi là con ngựa bất kham, chỉ muốn đi con đường mình thích và cho là đúng”.

Thạc sĩ, họa sĩ mỹ thuật Trần Gia Huy có niềm đam mê cháy bỏng với tranh thêu tay truyền thống.
Thạc sĩ, họa sĩ mỹ thuật Trần Gia Huy có niềm đam mê cháy bỏng với tranh thêu tay truyền thống.

Đặt tranh thêu trong kiến trúc hiện đại

Gặp gỡ thạc sỹ mỹ thuật Gia Huy tại showroom Thêu Việt trên con phố sầm uất bậc nhất Hà thành, người viết bài không giấu được sự bất ngờ với các tác phẩm trưng bày. Thay vì những bộ tranh tứ quý hay mục đồng thổi sáo, thiếu nữ áo dài quá đỗi quen thuộc, tranh thêu ở đây có nhiều nét mới lạ từ đề tài, tính mỹ thuật đến đường kim, mũi chỉ. Tôi càng bất ngờ hơn khi được chạm tay vào mặt tranh thêu nhiều đường nét khi mượt mà, lúc gồ ghề thô ráp như được dệt từ những hỉ, nộ, ái ố từ cuộc sống.

Đem những bất ngờ tâm tự với anh Huy lại càng bất ngờ hơn vì được tận tai nghe câu chuyện của một người say mê nghệ thuật thêu truyền thông nhưng vẫn nỗ lực để khách hàng hiện đại yêu và chấp nhận tranh thêu. Anh Huy kể: “Tranh thêu ở Việt Nam không hiếm người làm, tranh ở các làng nghề được sản xuất theo cung cách cha truyền con nối càng nhiều hơn. Nhưng có lẽ ít ai tự hỏi: “Vì sao bức tranh thêu đẹp đến vậy vẫn ít người mua”. Tôi đã từng nhiều đêm trăn trở với thắc mắc đó”.

Anh Huy chỉ dẫn cho thợ thêu chuẩn chỉ từng đường kim, mũi chỉ.
Anh Huy chỉ dẫn cho thợ thêu chuẩn chỉ từng đường kim, mũi chỉ.

Với một thái độ sống quyết liệt và cam kết đi đến cùng với nghệ thuật thêu tranh truyền thống, anh Huy đã đọc, nghiên cứu và tham vấn ý kiến của nhiều nghệ nhân, cốt làm sao để tạo nên những bức tranh thêu hiện đại. Am hiểu về mỹ thuật, anh Huy tìm hiểu về kiến trúc và “nghĩ rộng ra” về không gian đặt tranh thêu. “Không gian sẽ quyết định nội dung và tính thẩm mỹ trong bức tranh”, đúng như anh nói. Trong không gian của những tòa nhà chung cư, biệt thự kiểu mới, bên cạnh bộ sopha bọc nhung, một bức tranh thêu mục đồng thổi sáo sẽ trở nên lạ lẫm, nếu không muốn nói là thô kệch. Từ hướng đi đó, anh đã xem thiết kế nội thất của hàng trăm căn hộ, ngôi nhà được xây mới vài năm trở lại đây để tìm ra đề tài mới, hướng đi mới cho sản phẩm của Thêu Việt.

“Có lần tôi mang một bức tranh thêu phong cảnh hiện đại theo phong cách trừu tượng (phong cảnh gì?) cho người bạn xem. Những nét thêu lạ lẫm trên tranh khiến bạn gọi tôi là “hâm” hay “nghệ sĩ sống trên mây, chân không chạm đất”. Nhưng tôi không giận hay mất tinh thần vì nếu chỉ nhìn tranh thêu với những định kiến sẽ không thể thấy cái đẹp mới lạ. Thử đặt bức tranh mới này trong căn hộ chung cư phong cách châu Âu sẽ thấy hài hòa, tinh tế”.

Mỗi sản phẩm tranh thuê của Thêu Việt đều phải đạt độ tinh tế, sống động tuyệt đối.
Mỗi sản phẩm tranh thuê của Thêu Việt đều phải đạt độ tinh tế, sống động tuyệt đối.

Cá tính đến cực đoan và đặt niềm tin tuyệt đối vào tư duy mỹ thuật của mình, hơn một năm nay thạc sỹ mỹ thuật Gia Huy kiên định theo đuổi con đường “vẽ” tranh thêu theo hướng mới. Khi bị “bắt bẻ”: “Vậy những bức tranh của “người sống trên mây” đó có mang tới cho Thêu Việt khách hàng không?” – Anh Huy cười xòa: “Tôi may mắn vì có người bạn đồng hành rất thực tế. Nói thế nào nhỉ, nếu tôi là cánh diều thì anh ấy là sợi dây nối với mặt đất. Anh Nguyễn Văn Công đã cùng tôi hiện thực hóa những ý tưởng về nghệ thuật và chuyên nghiệp hóa nghề thêu tranh”. Nói đến đây, Gia Huy còn nhìn tôi thú nhận, bản thân anh còn là một người nghệ sĩ đa tình, và mỗi một người tình đi qua cuộc đời anh lại để lại cho anh những cảm xúc về một tác phẩm tranh đầy yêu thương và lãng mạn.

Tranh thêu được “nghệ thuật và chuyên nghiệp hóa"

Câu chuyện với anh Gia Huy trở nên thú vị và thời sự hơn khi anh nhắc tới người bạn người anh đồng hành Nguyễn Văn Công và quá trình thực hiện tranh thêu và đưa tác phẩm đến tay khách hàng. Hơn thế, cùng một người nghệ sỹ đầy bay bổng và có phần cực đoan, anh Nguyễn Văn Công đã dồn hết công sức, nguồn lực vốn đầu tư cùng anh Gia Huy quyết tâm xây dựng thương hiệu Thêu Việt vững mạnh để giữ gìn nghề truyền thống.

Thực tế đã khẳng định, nghề thêu dần mai một vì chưa từng được người dân coi đây là việc kinh doanh mang lại lợi nhuận lớn, mà chỉ đơn giản là công việc thực hiện trong lúc nông nhàn, trong phạm vi “cha truyền con nối”. Cũng chính bởi vậy mà không ai chịu đầu tư, sáng tạo, nâng tầm để nó vươn lên, thích hợp với cuộc sống hiện đại. Các sản phẩm thêu vẫn chỉ là những hình mẫu thêu tay đơn giản, chất liệu mộc mạc đẹp nhưng có phần nhàm chán. Ngay từ những ngày đầu thành lập Thêu Việt, anh Công và anh Huy đã luôn khẳng định: “Phải nghệ thuật và chuyên nghiệp hóa nghề thêu tay truyền thống”.

Anh Huy luôn đau đáu ý nguyện: Phải nghệ thuật và chuyên nghiệp hóa nghề thêu tay
Anh Huy luôn đau đáu ý nguyện: "Phải nghệ thuật và chuyên nghiệp hóa nghề thêu tay"

Lớn lên với suy nghĩ nghiêm túc đó, nhiều năm nay, Thêu Việt là doanh nghiệp được cộng đồng đánh giá cao vì xây dựng được xưởng đào tạo nghề thêu với gần 500 nhân công, thường xuyên mở lớp đào tạo thêu nghệ thuật cho nhân công. Theo thạc sỹ Gia Huy, để làm được điều do anh luôn vững tin vì có anh Nguyễn Văn Công là người luôn suy nghĩ thực tế và dám nghĩ dám làm. Còn anh Huy, với kinh nghiệm và được đào tạo bài bản về mỹ thuật đã xây dựng xưởng thêu theo hướng: Nhân công vừa giỏi tay nghề vừa có kiến thức mỹ thuật bài bản. Đội ngũ nhân công chất lượng cao đã giúp Thêu Việt từng bước “chuyên nghiệp hóa” nghề truyền thống thay vì giữ làng nghề theo cách đi lối mòn.

Ngắm nhìn những tác phẩm nghệ thuật của Thêu Việt và lắng nghe câu chuyện của những người sáng lập, người viết bài hiểu rằng giá trị của tác phẩm tranh thêu không nằm ở khía cạnh vật chất, mà nằm trong tinh thần. Đó là, độ tinh xảo hiếm có, tính thẩm mỹ xuất sắc của sản phẩm được làm nên từ quá trình nghiên cứu, sống với nghề không màng thời gian và công sức của hai ông chủ Thêu Việt. Thạc sỹ mỹ thuật Gia Huy hoàn toàn có thể tự hào vào những tác phẩm của mình và tin rằng Tranh thêu tay Thêu Việt là thương hiệu của tranh thêu tay cao cấp số 1 Việt Nam.


Mỗi sản phẩm là kết tinh của tính dân tộc và hiện đại trong đó.

Mỗi sản phẩm là kết tinh của tính dân tộc và hiện đại trong đó.

Bạn có thể xem tranh của công ty Cổ phần Tinh hoa Nghệ thuật Thêu Việt tại:

- Showroom: 66 Tôn Đức Thắng, Đống Đa , Hà Nội

326 Trần Bình Trọng, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh.

69b Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh

668 Dóc Sặt, Từ Sơn, Bắc Ninh

- Website: theuviet.com

- Đt 0437349801 - 0904133846

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm