Hồ giết người ở Cameroon
Tối 21/8/1986, một đám mây cácbonic khổng lồ phun lên từ lòng hồ Nyos trên vùng núi phía tây bắc Cameroon, từ từ trườn xuống những ngọn đồi, tràn vào các thung thũng và làng mạc, làm ngạt thở tất cả các sinh vật sống trên đường đi của nó.
1.700 người đã chết vào buổi sáng hôm sau.
Một đợt phun trào tương tự xảy ra vào năm 1984 tại hồ Monoun, cách Nyos 59 dặm về phía đông nam.
Đám mây khí độc này hình thành do hoạt động của núi lửa nằm bên dưới lòng hồ và dần dần tích luỹ đến độ nguy hiểm, chực giải phóng bất kỳ lúc nào. Để ngăn chặn hiện tượng này xảy ra lần nữa, một ống thông khí đã được đặt xuống hồ Nyos vào năm 2001 và một ống khác xuống hồ Monoun vào năm 2003, để khí CO2 được hút ra ngoài ở nồng độ an toàn.
Tuy nhiên khi phân tích dữ liệu 12 năm của những hồ này, nhà khoa học George Kling (Đại học Michigan, Mỹ) và cộng sự phát hiện thấy, mặc dù những ống thông làm giảm từ từ nồng độ CO2, song chúng hoạt động không đủ nhanh.
Do tốc độ nạp khí vào hồ và hiện tượng giảm áp ở mỗi đầu ống làm giảm tốc độ rút khí, các ống thông hiện nay chỉ có thể rút 10% tổng số khí ra khỏi trong hồ trong năm tới. Do vậy, các nhà khoa học cho rằng chỉ có cách bổ sung các ống hút mới là có thể ngăn ngừa cuộc khủng hoảng này.
“Mô hình của chúng tôi cho thấy 75-99% khí gas còn lại sẽ bị rút ra vào năm 2010 với 2 ống hút ở Monoun và 5 ống ở Nyos, làm giảm căn bản nguy cơ này”, Kling cho biết.
Theo Vnexpress