Hồ bắt lửa ở Ấn Độ

(Dân trí) - Dù nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, một phần của thành phố Bangalore (phía Nam Ấn Độ) vẫn như được phủ tuyết. Song đó không phải tuyết đích thực, mà là một loại bọt độc tràn ra từ hồ nước ô nhiễm.

Hồ bắt lửa ở Ấn Độ

 

Hồ Bellandur rộng nhất thành phố với 9000 mẫu Anh, cũng là hồ ô nhiễm nhất. Trong nhiều thập kỷ, hồ là nơi chứa nhiều chất thải, hóa chất chưa được xử lý. Mỗi khi trời mưa, hồ lại sủi bọt giống như một lớp xà phòng dày. Bọt này chứa các chất thải như dầu, mỡ, chất tẩy, đôi khi chúng bắt lửa, biến hồ nước thành điểm tham quan hiếm có trên thế giới - hồ bốc cháy.

 

Hồ bắt lửa ở Ấn Độ - 1

 

Hồ bắt lửa ở Ấn Độ - 2

 

Hồ bắt lửa ở Ấn Độ - 3

Nhiều người dân địa phương đang dần trở nên mất bình tĩnh với các hiện tượng thiên nhiên. "Mỗi khi trời mưa, nước đổ vào hồ, bọt không ngừng tăng cao và trở nên nguy hiểm", Visruth, mọt người dân sống cách hồ 30 mét cho biết. "Bọt làm hạn chế tầm nhìn và mùi bốc lên thì thật kinh khủng. Ô tô xe đạp đi qua đây thậm chí bị vùi trong bọt".

 

Hồ bắt lửa ở Ấn Độ - 4

Đối với Mohammad Attaulla Khan, một người dân lớn lên ở vùng hồ này, cảnh hồ cháy hồi tháng Năm năm nay sẽ thành ký ức khó quên. "Không phải ngày nào ta cũng gặp một cái hồ bắt cháy. Đã đến lúc con người nơi đây cần hiểu ra, chúng ta đang đối mặt với vấn đề nghiêm trọng".

 

Hồ bắt lửa ở Ấn Độ - 5

Thật không may chính quyền địa phương chưa làm được gì nhiều để giải quyết tình hình. Ô nhiễm ngày càng tăng trong suốt 2 thập kỷ qua, chính quyền địa phương gần như không thể kiểm soát tình hình ô nhiễm đi liền với tăng trưởng.

 

Hồ bắt lửa ở Ấn Độ - 6

Từng được mệnh danh là "thành phố nghìn hồ", Bangalore đến nay được ví như mảnh đất của hàng ngàn "bể rác" nhiều hơn.

Huyền Anh

Theo Oddity

 

Hồ bắt lửa ở Ấn Độ - 7