Hành trình khoai tây trên đất cao nguyên, hay câu chuyện có hậu về niềm tin đơm hoa thành trái ngọt
Những ngày qua, trên rất nhiều cộng đồng mạng, người ta chia sẻ và bàn tán với nhau về ba tập phim ngắn đặc biệt. Không ngợi ca địa điểm du lịch nổi tiếng, ba tập phim ấy kể một câu chuyện khác rất “lạ” mà cũng rất “quen”: hành trình của nông sản, hay nói đúng hơn, là hành trình vun đắp niềm tin vào con người và nông nghiệp Việt Nam.
Hành trình khoai tây trên đất cao nguyên - 10 năm vun đắp niềm tin
Những ngày qua, trên rất nhiều cộng đồng mạng, người ta chia sẻ và bàn tán với nhau về ba tập phim ngắn đặc biệt. Không ngợi ca địa điểm du lịch nổi tiếng, ba tập phim ấy kể một câu chuyện khác rất “lạ” mà cũng rất “quen”: hành trình của nông sản, hay nói đúng hơn, là hành trình vun đắp niềm tin vào con người và nông nghiệp Việt Nam.
Nếu đã trót yêu Đà Lạt, hay đặc biệt là được sinh ra và lớn lên nơi vùng đất cao nguyên Lâm Đồng – một trong những vựa nông sản lớn nhất cả nước, hẳn bạn sẽ cảm thấy một niềm tự hào và xúc động sâu sắc khi xem những thước phim thuộc dự án Nông sản đơn giản là “ngon”. Tính đến nay, dự án đã giới thiệu trọn vẹn ba tập phim: Đà Lạt đơn giản là “ngon”, Nông sản đơn giản là “ngon” và Hành trình khoai tây trên đất cao nguyên.
Hành trình của nông sản cao nguyên, câu chuyện không phải ai cũng biết
Bắt nguồn từ ý định nhỏ nhoi của những bạn trẻ yêu nông sản và yêu Đà Lạt, ấy là được loanh quanh trong khu chợ vào lúc tờ mờ sáng, lựa lấy từng trái bơ căng tròn, bắt lấy từng nụ cười rạng rỡ, chuyến hành trình dần dần “lớn” lên. Từ Đà Lạt, họ theo những chuyến xe khoai tây, bắp cải tìm đến tận Đơn Dương – một huyện nằm phía Đông Nam Đà Lạt, nơi đất đai phì nhiêu, khí hậu mát mẻ, thuận lợi cho nông nghiệp phát triển. Ở đây, họ bắt đầu kể câu chuyện về hành trình của hạt giống, gắn liền với mồ hôi, nước mắt đổ xuống cánh đồng lẫn nụ cười và hy vọng của người nông dân gửi theo từng chuyến xe đi.
Đà Lạt đơn giản là “ngon” và Nông sản đơn giản là “ngon” thực sự khơi dậy trong lòng người xem những cảm xúc mãnh liệt. Đó có thể là sự ngạc nhiên vì hóa ra Đà Lạt trong nhịp sống thường ngày lại sôi động đến thế. Cũng có thể là niềm vui ngập tràn theo mỗi gương mặt rạng rỡ, mỗi nụ cười hồn hậu chân tình của cô bán khoai, chú khuân vác, bác bán trái cây. Và chắc chắn, đó là niềm xúc động và tự hào sâu sắc về nông sản quê hương, sản phẩm được chính tay người nông dân Việt Nam cần mẫn chăm bón, theo dõi và thu hoạch.
Tuy nhiên, hành trình chưa dừng lại ở đó. Đằng sau những củ khoai tây mập mạp không chỉ có bàn tay người nông dân, mà cả trái tim, khối óc và sự đánh đổi của các kỹ sư nông học, những chuyên gia chưa bao giờ thôi trăn trở về một câu hỏi duy nhất: Làm sao để người nông dân tin tưởng và sống được bằng chính nông sản họ làm ra?
Những người đồng hành thầm lặng
Năm 2008, PepsiCo đưa nhãn hiệu snack khoai tây tươi Poca vào Việt Nam. Năm 2007, một nhóm kỹ sư nông học của PepsiCo đến huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng sau khi thử nghiệm nhiều khu vực để tìm đất trồng khoai, hướng đến mục tiêu nội địa hóa 100% nguyên liệu khoai tây. Từ 30 hecta ban đầu, cộng với việc người nông dân thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm và không tin tưởng doanh nghiệp, đến nay dự án đã gặt hái được những thành quả đáng mừng: hàng trăm hecta khoai tây, những vụ mùa bội thu liên tiếp đáp ứng được 80% nhu cầu khoai tây hàng năm của PepsiCo Việt Nam, và quan trọng hơn cả là đời sống của bà con nông dân được bảo đảm và cải thiện từng ngày.
Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu hết nỗi khó khăn, khổ cực và cả sự đánh đổi của các kỹ sư nông học, để những ruộng khoai tây xanh mướt cứ lan mãi các cánh đồng.
Hành trình khoai tây trên đất cao nguyên
Tập phim ngắn thứ ba mang tên Hành trình khoai tây trên đất cao nguyên khai thác một góc nhỏ nhưng có sức ảnh hưởng lớn trong hành trình nông sản: doanh nghiệp, mà đại diện là các kỹ sư nông học.
Kể về những năm tháng ấy, anh Hạng, một trong những kỹ sư nông học của PepsiCo đi theo dự án từ những ngày đầu tiên chia sẻ: “Thực tế khó khăn hơn trong sách vở nhiều. Ngày nào tôi và cả nhóm cũng phải làm ở đây đến 10-11 giờ đêm mới lên lại Đà Lạt! Có đêm chờ đến nửa đêm khoai mới được lên xe. Làm xong về đến Đà Lạt là 1-2 giờ sáng, ngủ đến 6 giờ sáng là lại phải chạy xuống! Hồi ấy, anh em ngồi mơ đến khi nào thì mình mới có thể phục vụ cho nhà máy mỗi ngày một xe tải 16 tấn. Thế mà đến hôm nay, chúng tôi đã có thể cung cấp cho nhà máy 200-300 tấn/ngày là chuyện bình thường!”
Thử và sai, sai rồi sửa, người nông dân và các kỹ sư nông học của PepsiCo cùng khóc, cùng cười, cùng thất bại và cùng thành công. Qua từng vụ mùa họ đồng hành với nhau, từng bữa cơm họ cùng nhau chia sẻ, niềm tin được hình thành và dần vững chắc. Thành quả cuối cùng không chỉ là những mùa vụ, những củ khoai tây phù hợp để làm snack, mà còn là sự quý trọng và lòng tin. Tin ở chính mình, tin tưởng lẫn nhau và tin vào nông nghiệp Việt Nam.