Đừng nghĩ ung thư là “bản án tử hình”
(Dân trí) - Phát hiện bản thân hay người thân bị ung thư là điều rất đáng sợ. Nhưng suy sụp, hoang mang, lo lắng... có thể sẽ khiến bệnh tình diễn tiến xấu đi. Những chia sẻ của TS Nguyễn Thanh Đạm, Tổng Thư ký Hội Ung thư Việt Nam dưới đây có thể rất có ích cho các gia đình có người thân bị ung thư giữ vững được tinh thần “chiến binh”.
Đừng nghĩ ung thư là “bản án tử hình”
Đối với người bệnh, đặc biệt là người trẻ tuổi khi phát hiện mình mắc phải ung thư sẽ sốc về mặt tâm lý. bên cạnh đó, họ còn rất khổ sở vì lo gánh nặng gia đình, tài chính, khiến tâm lý trở nên bi quan nặng nề hơn. Sự suy sụp về tinh thần và thể chất có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Thanh Đạm thì “Bệnh nhân không nên có tâm lý nghĩ bị ung thư là dính “án tử hình”. 1/3 ung thư có thể dự phòng được, 1/3 các loại ung thư có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, và với tiến bộ khoa học kỹ thuật, các phương pháp điều trị tốt, có thể kéo dài thời gian sống, nâng cao chất lượng cuộc sống cho 1/3 bệnh ung thư còn lại.”
Loại ngay cảm giác “chối bỏ sự thật”
Thông thường khi nhận thông báo mắc ung thư, hầu hết bệnh nhân đều hoang mang và hồ nghi vào kết quả chẩn đoán. Cảm giác chối bỏ và nghi ngờ này là cơ chế phản vệ tự nhiên giúp con người đối phó với thông tin quá khó chấp nhận. Đó là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu chối bỏ kéo dài sẽ khiến bạn bỏ lỡ cơ hội điều trị kịp thời hay chậm trễ can thiệp ngay từ giai đoạn đầu của sự phát triển tế bào ung thư. Lời khuyên cho các bệnh nhân bị chẩn đoán ung thư đó là đón nhận thông tin và không dành quá nhiều thời gian (hàng tháng) để thăm khám và kiểm tra lại chẩn đoán nhiều lần tại quá nhiều nơi, thậm chí là những cơ sở không có chuyên ngành ung bươu, ung thư. Vì việc bỏ quá nhiều thời gian để nghi ngờ có thể đã khiến bạn bỏ lỡ cơ hội điều trị sớm hơn. Khi chẩn đoán đã được khẳng định, hãy nhìn về phía trước và tập trung vào hành trình sắp tới. Cảm xúc chối bỏ và sốc thường biến mất dần khi bắt đầu điều trị.
Gạt bỏ Lo sợ và tuyệt vọng, giữ vững tinh thần lạc quan là đã chiến thắng 50%
Kết quả chẩn đoán ung thư chắc chắn sẽ khiến bệnh nhân lo sợ, tuyệt vọng. Bạn cần hiểu rằng cảm giác sợ hãi là điều tự nhiên nhưng đừng để nỗi sợ kéo dài quá lâu bởi nó có thể khiến bạn bị suy nhược. Theo thống kế của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm Việt Nam có khoảng 95.000 bệnh nhân tử vong vì ung thư, trong đó 30% chết vì suy kiệt trước khi qua đời do khối u. Và theo một nghiên cứu mới đây từ Trung tâm Ung thư của Trường Đại học Ohio State, Hoa Kỳ đã cho thấy bệnh nhân có vấn đề tâm lý xã hội như rối loạn lo âu (anxiety), trầm cảm, thiếu lạc quan có nguy cơ cao hơn trong việc tái nhập viện sau phẫu thuật cấy ghép tế bào gốc tạo máu (HSCT) và thường nhập viện lâu hơn so với những người có tinh thần tốt hơn. Phẫu thuật này thường được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân ung thư máu.
Vì vậy, tinh thần của bệnh nhân có thể tác động đến tiến trình điều trị bệnh. Bệnh nhân nên học cách nhận thức nỗi sợ hãi để kiểm soát cảm xúc và quản lý bệnh tật tốt hơn. Đồng thời nên duy trì thái độ sống tích cực, lạc quan. Điều này không hề dễ dàng, nhưng họ cần một niềm tin, luôn hướng về phía trước để có động lực vượt qua tất cả. Một số lời khuyên từ các chuyên gia dưới đây dành cho bệnh nhân ung thư để có thêm sức mạnh tinh thần, chiến đấu với bệnh tật:
1. Tìm hiểu sự thật về ung thư và kế hoạch điều trị từ bác sĩ cùng y tá.
2. Tin tưởng vào nhân viên y tế và xây dựng mối quan hệ tốt với họ. Điều này sẽ giúp bạn tự tin hơn và đảm bảo bạn được chăm sóc tốt.
3. Tìm hiểu các triệu chứng có nguy cơ sẽ gặp phải và chuẩn bị tâm lý đối diện với nó.
4. Tham gia các hội nhóm, các hoạt động cộng đồng của các bệnh nhân ung thư như mình để chia sẻ, trao đổi thông tin. Điều này giúp bạn có tâm lý thoải mái, nhẹ nhàng hơn rất nhiều cũng như tạo ra những giá trị tích cực trong quá trình điều trị.
5. Đừng giả vờ mọi chuyện đều ổn. Hãy chia sẻ về tình trạng cơ thể mình với người thân, với bác sĩ để có được
Quan trọng là hãy Xây dựng một kế hoạch dài hạn cho mình và gia đình
Hiện nay, nhiều bệnh ung thư có thể chữa trị khỏi được nếu phát hiện sớm và có phương pháp điều trị phù hợp. Dù bị chẩn đoán bệnh ở giai đoạn nào, mỗi bệnh nhân ung thư và gia đình đều cần chuẩn bị tâm lý vững vàng cho cuộc chiến “Sống chung với lũ” này. Mặc dù thực phẩm chức năng và các biện pháp điều trị hỗ trợ khác có thể hỗ trợ cho tình trạng bệnh lý, nhưng kế hoạch điều trị chính vẫn phải theo phương pháp khoa học chính thống, đã được kiểm chứng khoa học, được tư vấn bởi bác sỹ.
Điều trị ung thư là một cuộc chiến lâu dài mà bạn sẽ phải chuẩn bị vững về tinh thần, mạnh về tài chính. Rất nhiều người đã phải nghỉ việc và vật lộn với rất nhiều hóa đơn sinh hoạt, viện phí, thuốc chữa bệnh… Nhưng nếu có sự chuẩn bị trước bằng các giải pháp bảo vệ tài chính, bạn có thể vượt qua một cách nhẹ nhàng hơn, điều này cũng giúp giảm bớt gánh nặng tâm lý cho bạn cũng như những người thân trong gia đình.
Hãy tham khảo những sản phẩm bảo hiểm nhân thọ đang có mặt trên thị trường như sản phẩm An Bình Thịnh Vượng của Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ. Sản phẩm sẽ hỗ trợ tài chính cho bạn và gia đình nếu không may mắc phải 46 bệnh lý nghiêm trọng, trong đó có các bệnh về Ung thư.
Bảo Nhung (Tổng hợp)