Cà Mau:
Dự báo “xóa sổ” cây mía ở huyện Thới Bình
(Dân trí) - Diện tích trồng mía trên địa bàn huyện Thới Bình (Cà Mau) đang bị thu hẹp do lợi nhuận đem lại không đáng kể, một số hộ đã phá mía chuyển sang mô hình lúa-tôm với diện tích hơn 100ha. Với diễn biến này, cây mía sẽ dần bị “xóa sổ”.
Các vấn đề nan giải mà huyện Thới Bình đưa ra là sự mất cân bằng giữa cây lúa và con tôm, tình hǬnh rớt giá của cây mía và chuyển dịch cây mía…
Theo đó, do việc nuôi tôm mang lại lợi nhuận cao gấp nhiều lần so với trồng lúa, nên người dân đǣ tự ý đưa nước mặn vào ruộng lúa để nuôi tôm dẫn đến phá vỡ huy hoạch. Đặc biệt, huyện Thới Bình không quy hoạch nuôi tôm công nghiệp, nhưng những năm gần đây có rất nhiều hộ dân trên địa bàn đã tự ý đào ao nuôi tôm công nghiệp, với diện tích khá lớn.<įspan>
Còn đối với cây mía, thực tế đã chứng minh, diện tích trồng mía trên địa bàn huyện này cũng đang dần bị thu hẹp, do lợi từ con tôm khá lớn còn Ŭợi nhuận cây mía đem lại không đáng kể nên nhiều hộ dân đã phá mía chuyển sang mô hình lúa - tôm với diện tích hơn 100ha. Nếu không có biện pháp tháo gỡ kịp thời, cây mía ở huyện Thới Bình sẽ dần bị “xóa sổ”.
Qua tìm hiểu của phóng viên, thời gian qua tình trạng đưa nước mặn vào ruộng lúa để nuôi tôm ở huyện Thới Bình đã đến hồi “báo động”. Trong đó, có nhiều cán bộ đảng viên, thậm chí là cán bộ hŵyện đã bất chấp chủ trương, tự ý đưa nước mặn vào đồng lúa để nuôi tôm đã gây khó khăn cho việc sản xuất của người dân.
Tại buổi làm việc, ông Thân Đức Hưởng- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau- chỉ đạo huyện Thới Bình kiên quyết ngăn chặn việc người dân tự ý đưa nước mặn vào vùng ngọt để sản xuất sai với quy hoạch, thay đổi môi trường sản xuất vốn có. “Muốn giữ được điều đó, trước hết cán bộ, đảng viên phải là những người gương mẫu trong chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”, ông Hưởng nhấn mạnh.
&nbųp; &Ůbsp; Tuấn Thanh