(Dân trí) - Chợ Dinh (xã Hoa Thành, Yên Thành, Nghệ An) mỗi tháng họp 3 phiên, vào các ngày mùng 9, 19 và 29. Là chợ huyện nên người dân cả huyện Yên Thành, thậm chí một số xã thuộc huyện Diễn Châu cũng tháng 3 lần đến đây mua bán. Phiên chợ ngày 29 tháng Chạp là phiên họp cuối cùng trong năm.
Ngày cuối năm, ở phiên chợ thuần quê này, chợt thấy Tết ý nghĩa hơn bao giờ hết, bởi nhiều giá trị văn hóa vẫn được duy trì. Ngày Tết, ngoài đông đúc hơn, vui hơn, náo nhiệt hơn và một số mặt hàng “thời vụ” thì chợ Dinh vẫn bày bán chủ yếu các mặt hàng truyền thống, do người dân trong huyện sản xuất lấy.
Đi chợ phiên ngày cuối năm, người mua kẻ bán tấp nập, nhộn nhịp. Người đi xa về chỉ đơn giản ra chợ, hít hà cho đầy lồng ngực cái mùi quê quen thuộc.
Đi chợ quê ngày cuối năm, những thứ vốn đã thuộc về ký ức, bỗng sống dậy khi nhìn thấy từng sạp hàng bày bán đôi câu đối đỏ chót, những chiếc kiềng tre treo thức ăn, bó chè xanh mướt, những tấm bánh quà quê…
Có lẽ đây là phiên chợ quê hiếm hoi ở Nghệ An còn bày bán câu đối vào dịp Tết Nguyên đán.Những chiếc rế được đan bằng tre, dùng để treo thức ăn, tránh chó mèo ăn vụng tưởng đã không còn tồn tại nhưng đã hiện hữu tại phiên chợ quê. Dụng cụ này hiện nay không còn mấy ai sử dụng, ngoại trừ một số cụ già, không quen sử dụng tủ lạnh để bảo quản thức ăn.5 nghìn đồng một chùm sung. Thứ quả dân dã này cũng được người dân mua về, bày lên mâm ngũ quả với mong ước một năm sung túc, đủ đầy.Người quê "ăn chắc, mặc bền", thay vì mua hoa tươi tốn kém mà thời gian chưng Tết ngắn, họ chọn mua hoa nhựa để bày cả năm.Các bà mẹ sắm cho con bộ quần áo mới. Chợ quê, chẳng cần quan tâm đến nguồn gốc, cứ miễn rẻ, đẹp là được. Người bán trải hàng lên tấm bạt, người mua mặc sức chọn. Tuy nhiên, năm nay, giá quần áo có tăng cao hơn mọi năm. Để sắm cho con 1 bộ quần áo diện Tết, các bà mẹ phải bỏ ra trên dưới 200 nghìn đồng.Những đứa trẻ may mắn hơn thì được mẹ mua cho cả đồ chơi, dẫu là hàng không rõ nguồn gốc với những đứa trẻ quê thì vấn đề đó không mấy quan trọng, miễn là có thứ để khoe với bạn bè trong mấy ngày Tết.Trong khi đó, những đứa trẻ đến với phiên chợ Dinh cuối năm để bán bóng bay, kiếm tiền Tết phụ bố mẹ.Đi chợ quê ngày cuối năm mới được thấy lại mặt hàng tưởng chừng chỉ còn trong hoài niệm của những người già: những chiếc vòng địu được sử dụng trong chiếc bơm tay.Trầu, cau vẫn luôn là những thức hàng của người già. Ngày Tết giá một đĩa cau trầu cúng có tăng lên nhưng cau trầu để ăn thì tăng không đáng kể.Các cụ già đang chọn sách tử vi để tự mình dự đoán vận mệnh của gia đình trong năm mới.Bánh kê - một thức quà dân giã bán quanh năm nhưng trong phiên chợ cuối năm, người phụ nữ này bán được 400 chiếc với giá 5.000 đồng/chiếc, tính ra thu được 2 triệu đồng/buổi chợ.Mật mía - không thể thiếu trong việc chế biến món bánh ngào, nấu chè hay kho cá. Mỗi chai mật mía như thế này được bán với giá 50 nghìn đồng.Không giống các vùng khác sử dụng trả làm nước uống, người dân Yên Thành vẫn chuộng nước chè xanh đặc sánh, vừa chát, vừa đậm đà sau bữa cơm ngày Tết ê hề thịt cá. Mặc dù Tết nhưng giá chè xanh chỉ tăng thêm so với ngày thường 2.000 đồng mỗi bó.Dịp Tết đến Xuân sang, nhiều người dân chọn mua các loại cây ăn quả về trồng, cầu mong cho một năm mới khởi đầu với nhiều may mắn trong trồng trọt, chăn nuôi.Người dân chọn mua bao lì xì mừng tuổi cho con trẻ.