Cụ ông dành gần nửa đời người xây dựng "bảo tàng" về Bác Hồ ở Hà Nội

(Dân trí) - "Bảo tàng" rộng khoảng hơn chục m2 nằm trên tầng 3 của gia đình ông Trần Văn Cao (xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) nơi đang lưu giữ hơn 300 bức ảnh tư liệu quý về Bác Hồ.

Cụ ông dành gần nửa đời người xây dựng "bảo tàng" về Bác Hồ ở Hà Nội

Cụ ông dành gần nửa đời người xây dựng bảo tàng về Bác Hồ ở Hà Nội - 1

Ông Trần Văn Cao (xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) có tình yêu đặc biệt và cách làm riêng để thể hiện tình yêu, niềm tôn kính của mình đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cụ ông dành gần nửa đời người xây dựng bảo tàng về Bác Hồ ở Hà Nội - 2

Sau 30 năm sưu tầm, lưu giữ những bức ảnh tư liệu về Bác Hồ, đầu năm 2020, ông Cao cho ra mắt không gian lưu niệm Bác Hồ tại nhà riêng, với mong muốn nơi đây trở thành điểm sinh hoạt văn hóa, lịch sử ý nghĩa cho nhân dân địa phương, nhất là thế hệ trẻ.

Cụ ông dành gần nửa đời người xây dựng bảo tàng về Bác Hồ ở Hà Nội - 3

Căn phòng rộng hơn chục m2 nằm trên tầng 3 của gia đình.

Cụ ông dành gần nửa đời người xây dựng bảo tàng về Bác Hồ ở Hà Nội - 4

Phòng lưu niệm của ông Cao hiện có hơn 300 bức ảnh về Bác Hồ được ông trưng bày theo thứ tự thời gian, mốc sự kiện từ ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước đến những giây phút cuối đời.

Cụ ông dành gần nửa đời người xây dựng bảo tàng về Bác Hồ ở Hà Nội - 5

Quá trình công tác trong ngành thủy lợi, đến năm 1968 ông Cao đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua”. Đi kèm với đó là phần thưởng tập ảnh gồm 21 bức chân dung của Bác Hồ. 

Cụ ông dành gần nửa đời người xây dựng bảo tàng về Bác Hồ ở Hà Nội - 6

Phần thưởng quý giá ấy không chỉ là kỷ niệm khó quên trong cuộc đời công tác của ông. Đó cũng là nền tảng để ông Cao hình thành bộ sưu tập hình ảnh, tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp của Bác Hồ hiện nay.

Cụ ông dành gần nửa đời người xây dựng bảo tàng về Bác Hồ ở Hà Nội - 7

Mỗi bức ảnh mang về, ông Trần Văn Cao đều ghi chú cụ thể, tỉ mỉ mốc thời gian sự kiện. Ông cũng dành nhiều công sức tìm hiểu câu chuyện đằng sau những bức ảnh đó để hiểu hơn sự nghiệp của Bác Hồ.

Cụ ông dành gần nửa đời người xây dựng bảo tàng về Bác Hồ ở Hà Nội - 8

"Có nhiều tấm ảnh rất khó tìm, lại là kỷ vật của gia đình người ta nên tôi phải thuyết phục rất nhiều họ mới cho mượn được để mang đi in, sao. Nhưng cũng có không ít bức ảnh, gia chủ tự nguyện tặng lại vì thấy tôi tha thiết quá. Cứ thế, bộ sưu tầm ảnh về Bác của tôi, sau nhiều năm đã lên tới 300 bức, trong đó mỗi hình ảnh có được là một kỷ niệm, một cơ duyên cho bản thân trong hành trình tìm kiếm tư liệu về Bác Hồ”, ông Cao chia sẻ về quá trình đi tìm những bức ảnh Bác Hồ.

Cụ ông dành gần nửa đời người xây dựng bảo tàng về Bác Hồ ở Hà Nội - 9

Ông Nguyễn Trung Phồn, người bạn từ thủa thiếu thời với ông Cao, sau này lớn lên lại công tác cùng trong ngành Thuỷ sản, giờ về già hai ông vẫn là những người bạn vui buồn có nhau cho biết, "ông ấy có một tình yêu đặc biệt về Bác, để có được phong lưu niệm này, ông Cao mất nhiều thời gian, công sức. Đây là niềm tự hào của người dân quê tôi không riêng gì gia đình ông Cao". 

Cụ ông dành gần nửa đời người xây dựng bảo tàng về Bác Hồ ở Hà Nội - 10

Mỗi ngày ông Cao lên xuống hàng chục lần lên tầng 3, nơi có phòng lưu niệm trưng bày ảnh về Bác. Ngày rằm, ngày Tết cứ thắp hương gia tiên là ông lại thắp hương lên ban thờ Bác Hồ. Ông Cao mong muốn đây không chỉ là nơi lưu giữ hình ảnh về Bác Hồ mà còn là nơi giáo dục truyền thống cho con cháu, các em học sinh. Quãng đời còn lại, ông Cao vẫn tiếp tục miệt mài sưu tầm hình ảnh về vị lãnh tụ mà ông tôn kính.

Trọng Trinh