Cụ bà mang viên đạn trong đầu từ Thế chiến thứ 2

(Dân trí) - Một buổi chiều tháng 9/1943, mẹ của Jin bảo em đi đưa cơm cho cha và các chiến sĩ du kích đang chiến đấu chống quân Nhật. Một toán lính phát hiện ra em, chúng rượt đuổi theo và nổ súng.

Cô bé Jin Guangying vẫn nhớ y nguyên ngày em bị trúng đạn của quân Nhật khi chạy mang đồ tiếp tế cho cha. Năm đó Jin mới 13 tuổi và gia đình của em sống dọc đường xe lửa của thành phố Từ Châu (Trung Quốc).

Một buổi chiều tháng 9/1943, mẹ của Jin bảo em đi đưa cơm cho cha và các chiến sĩ du kích đang chiến đấu chống quân Nhật. Một toán lính phát hiện ra em, chúng rượt đuổi theo và nổ súng. 

Cụ bà mang viên đạn trong đầu từ Thế chiến thứ 2 - 1
Hình chụp X-quang cho thấy viên đạn nằm ở vị trí giữa đầu của cụ Jin.
 
Viên đạn xuyên qua tai trái khiến Jin ngã xuống đất và bất tỉnh. Khi tỉnh dậy, cô bé thấy mình đang nằm trên giường của gia đình. Mẹ của Jin đắp thảo dược vào vết thương trên tai cho em. Thật kỳ diệu, Jin hồi phục chỉ sau 3 tháng. Sau này, Jin được mọi người cho biết viên đạn đã chạy xuyên qua tay của một người đang đứng cạnh trước khi nó xượt qua tai của em.

Mãi 64 năm sau, vào tháng 5/2007 cụ Jin được nhập viện do bị những cơn đau đầu hành hạ. Sau khi chụp X-quang, các bác sĩ phát hiện có một phiên đạn nằm trong đầu của bà cụ. Họ đã vô cùng kinh ngạc khi lấy ra viên đạn rỉ sét trông như thể mọc rêu xanh nằm suốt hơn nửa thế kỷ trong đầu cụ Jin. Các bác sĩ cho biết điều kỳ diệu là viên đạn không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của cụ Jin.

Cụ bà mang viên đạn trong đầu từ Thế chiến thứ 2 - 2
Cụ Jin được con trai chăm sóc tại bệnh viện Renci,
tỉnh Giang Tô, Trung Quốc.
 
Đàm Loan
 Theo Imaginechina