Coca-Cola “tuyên chiến” với rác thải nhựa tại Việt Nam

(Dân trí) - Trong nhiều năm qua, Coca-Cola đã có nhiều biện pháp nhằm hạn chế rác thải nhựa thải ra môi trường, cũng như tổ chức nhiều hoạt động, tuyên truyền về ý thức bảo vệ môi trường tới mọi miền của tổ quốc.

Hiện tại, Chính phủ cùng một số cơ quan ban ngành đã đẩy mạnh việc tuyên truyền tác hại của rác thải nhựa và điều này đã đem lại một số thành công nhất định.

Trong đó, nhiều tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động kinh tại Việt Nam đã có nhiều biện pháp nhằm hạn chế rác thải nhựa. Đặc biệt, Coca-Cola đã tiên phong trong ngành hàng giải khát bằng tuyên bố “Một thế giới không rác thải”.

Coca-Cola cam kết, đến năm 2030, mỗi một chai/ lon sản phẩm bán ra sẽ được Coca-Cola thu gom trở lại và tái chế thông qua khung hành động: Thiết kế, Thu gom và Hợp tác.

Để thực hiện được lời hứa của mình, Coca-Cola đã có nhiều hành động, thể hiện quyết tâm trong việc giảm số lượng rác thải nhựa, bảo vệ môi trường.

Hoạt động sản xuất kinh doanh phải gắn liền với bảo vệ môi trường

Trong suốt 25 năm phát triển tại Việt Nam, Coca-Cola đã tự ý thức rất rõ về bảo vệ môi trường phải luôn song hành với hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Thực tế, Coca-Cola thuộc Top 10 doanh nghiệp bền vững lĩnh vực sản xuất, theo bảng xếp hạng Doanh nghiệp bền vững Việt Nam 2017. Doanh nghiệp này đạt kết quả cao trên các tiêu chí đánh giá của bộ chỉ số CSI (Corporate Sustainability Index) về phát triển bền vững trong các lĩnh vực kinh tế, môi trường và xã hội.

Trong một nỗ lực khác, Coca-Cola cũng đã khởi xướng nhiều dự án tập trung bảo vệ nguồn nước các lưu vực sông. Trong đó, Coca-Cola đã dành 40 tỷ đồng và hợp tác với WWF Việt Nam để tái sinh Vườn Quốc gia Tràm Chim.

Sau 10 năm, 130 loài cá và 256 loài chim đã được bảo vệ. Lượng khách du lịch tăng lên sau đó đã đóng góp không nhỏ vào kinh tế địa phương và giúp thu nhập của 300 hộ dân trong khu vực cải thiện 10%.

Coca-Cola “tuyên chiến” với rác thải nhựa tại Việt Nam - 1
Nước sạch là một trong các yếu tố ưu tiên hàng đầu của Coca-Cola Việt Nam

Đẩy mạnh công tác tái chế và nâng cao ý thức của người dân Việt Nam

Vào cuối tháng 6/2019, Coca-Cola đã ký kết thành lập liên minh tái chế bao bì tại Việt Nam. Theo đó, các đối tác trong liên minh đều cùng nhau thống nhất vào năm 2030, tất cả bao bì do các thành viên đưa ra tiêu thụ trên thị trường sẽ được thu gom và tái chế.

Coca-Cola và nhiều đối tác đã phát động nhiều dự án nâng cao nhận thức về rác thải nhựa và thành lập các điểm phân loại chai nhựa ở các thành phố.

Cụ thể, Coca-Cola hiện đang phối hợp với các đối tác bao gồm VCCE, Dow và Unilever phát động sáng kiến “Không xả thải ra thiên nhiên” và xây dựng một mô hình thử nghiệm về việc tái chế nhựa tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Chưa dừng lại tại đó, Coca-Cola hiện đang hợp tác với UNESCO để thực hiện dự án mang tên “Sáng kiến nâng cao nhận thức về tái chế rác thải nhựa”.

Dự án sẽ bắt đầu thực hiện giai đoạn thử nghiệm tại Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm và những khu vực xung quanh phố cổ Hội An – Thành phố đã được UNESCO công nhận là Di tích Văn hóa thế giới năm 1999.

Bên cạnh đó, Coca-Cola sẽ hợp tác chặt chẽ với Trung tâm Hỗ trợ phát triển Xanh (GreenHub) để thiết lập một mạng lưới hành động vì rác thải nhựa vững mạnh. Chương trình này được triển khai thực hiện thông qua các chiến lược Giảm thiểu – Tái sử dụng – Tái chế nhựa tại thành phố Hạ Long và Vịnh Hạ Long.

Coca-Cola “tuyên chiến” với rác thải nhựa tại Việt Nam - 2
Các sản phẩm tái chế được thực hiện bởi những bạn trẻ trong mạng lưới hành động vì rác thải nhựa

Đặc biệt, Coca-Cola Việt Nam hợp tác với Hội đồng Anh (British Counsel) để tăng cường các chương trình kết nối với cộng đồng tại các EKOCENTER. Trong đó, Coca-Cola sẽ tổ chức nhiều sự kiện, hội thảo giáo dục, các hoạt động sáng tạo trên cả nước và tập trung vào chủ đề tái chế và quản lý chất thải nhựa.

Coca-Cola “tuyên chiến” với rác thải nhựa tại Việt Nam - 3
Tại 11 EKOCENTER trên toàn quốc, người dân địa phương có thể sử dụng nước tinh khiết với công suất cung cấp 6.0000 lít nước sạch mỗi ngày

Một trong những sự kiện đang nhận được sự chú ý của người dân Việt Nam chính là hoạt động tái chế đồ dùng hữu ích bằng cách tái chế chai, lon.

Trong tháng 9/ 2018, một sân chơi từ chai nhựa tái chế sẽ được lắp đặt tại Nhà văn hóa thôn Hạ Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội. Sân chơi này nằm trong dự án "Hành trình thứ hai của chai nhựa", được Trung tâm sức khỏe gia đình và phát triển cộng đồng CFC Việt Nam phối hợp cùng Coca-Cola và các đơn vị triển khai.

Bên cạnh các dự án xã hội, thông qua hoạt động Nghiên cứu & Phát triển, Coca-Cola tiến hành đổi mới sáng tạo nhằm tạo ra thêm nhiều mẫu mã bao bì tối ưu và có thể tái chế như sử dụng rPET để sản xuất 10%. Coca-Cola Việt Nam (Coca-Cola Việt Nam) chính thức bỏ màng co nhựa trên phẩm nước đóng chai Dasani (dung tích 350ml, 500ml và 1500ml) với lộ trình từ tháng 09/2019 đến tháng 11/2019.

Bằng cách nỗ lực thực hiện các hoạt động khác nhau trong quản lý chất thải và bảo vệ môi trường, Coca-Cola Việt Nam hy vọng sẽ thực hiện các cam kết của mình và đóng góp vào hành trình đạt được mục tiêu toàn cầu của mình về “Một thế giới không rác thải”.