Chuyện nhà khoa học người Anh dành công trình cuộc đời cho người Việt Nam
Simon Cutting, Giáo sư người Anh hiện là trưởng khoa Vi sinh học tại trường đại học Royal Holloway London, Anh Quốc. Ông biết đến Việt Nam từ những câu chuyện về lịch sử khi còn là sinh viên theo học tại Đại học Harvard. Nhưng không chỉ có lịch sử, còn có nhiều điều khiến ông gắn bó và quyết định dành trọn công trình khoa học của đời mình cho miền đất này.
Cuộc đời của Vị giáo sư người Anh có trái tim hướng về Việt Nam
Ông sinh ra và lớn lên tại Anh, tốt nghiệp trường Harvard, trở thành tiến sĩ tại Đại học Oxford và sau đó thành danhvới nhiều công trình nghiên cứu vi sinh học tại Mỹ và Anh. Trong phòng làm việc của Trưởng khoa vi sinh tại trường Đại học Royal Holloway này hiện đang treo ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh mà ông rất khâm phục và luôn hướng về….
Rời quê hương sang du học tại Hoa Kỳ từ năm 18 tuổi, chàng trai trẻ với niềm đam mê khoa học trở thành sinh viên ưu tú chuyên khoa Vi sinh học của Đại học Harvard. Có thời gian học tập và khám phá nền văn minh tiên tiến của Mỹ, Simon Cutting biết về cuộc chiến tranh Việt Nam và luôn mong muốn có cơ hội đến thăm, tìm hiểu về đất nước nhỏ bé này.
Ấn tượng về Việt Nam sâu đậm nhưng phải tới năm 1996, Simon Cutting mới có cơ hội đặt chân tới mảnh đất này. Ông tham gia giảng dạy các khóa học về sinh học phân tử tại một số trường đại học và Học viện khoa học ở Việt Nam, trong số đó có viện Pasteur Nha Trang. Tại đây, Simon đã gặp được tiến sĩ Huỳnh Ánh Hồng, một trong những nhà khoa học ưu tú của Viện và cũng là người làm phiên dịch cho ông trong các buổi giảng dạy.
Khi ấy Simon Cutting35 tuổi, ông hoàn thành luận án Tiến sĩ vi sinh tại Đại học Oxford (Anh), chuyên nghiên cứu về Bacillus Subtilis. Trước đó, ông đã có 7 năm nghiên cứu tại phòng thí nghiệm hiện đại của Giáo sư vi sinh hàng đầu thế giới Richard Losick, Đại học Harvard (Mỹ) và là nhà sáng lập Viện nghiên cứu SporeGen, chuyên nghiên cứu về ứng dụng bào tử vi sinh.
Những chuyến đi và về Việt Nam sau đó là nối tiếp các khóa đào tạo, chính ông cũng là người tìm kiếm, kết nối các quỹ giáo dục dành học bổng cho nhiều thế hệ nhà khoa học trẻ của Việt Nam. Cho đến nay, ông đã đào tạo 5 tiến sĩ đầu ngành vi sinh học tại Việt Nam trong đó có PGS.TS Nguyễn Thị Vân Anh, hiện là Trưởng phòng Sinh học nano – trường Đại học khoa học tự nhiên ĐHQGHN, một trong ba nhà khoa học nữ trẻ Việt Nam vinh danh nhận học bổng của Quỹ L’Oreal-UNESCO Việt Nam năm 2016. Những chuyến đi giữa Anh-Việt vẫn luôn đong đầy đam mê khoa học và tình cảm ông dành cho iIệt Nam.
Và còn có một điều tuyệt vời hơn khiến ông gắn bó cả đời với Việt Nam, đó chính là mối duyên con người. Đó chính là tình yêu mà ông dành cho tiến sĩ Hồng - ông vẫn thường gọi một cách trìu mến là “Rose – Hoa Hồng”. Sự dịu dàng, giọng hát ngọt ngào của cô phiên dịch cùng niềm đam mê khoa học khiến tình yêu của ông dành cho tiến sĩ Hồng ngày càng sâu sắc. Năm 2011, tiến sĩ Huỳnh Ánh Hồngchuyển sang định cư tại Anh, theo đuổi đề tài khoa học tại Đại học Royal Holloway, từ đó mối duyên của họ đã chính thức đơm hoa kết trái.
Mong muốn chuyển giao “Sáng chế của cuộc đời” cho những thế hệ trẻ Việt Nam
Sau khi kết hôn, Giáo sư Simon Cutting tiếp tục việc nghiên cứu và cho ra công trình nghiên cứu có thể được xem là lớn nhất của đời ông. Năm 2004, Bacillus Subtilis HU58® – chủng lợi khuẩn dạng bào tử bền nhiệt được ông công bố, một thành quả sau 25 năm nghiên cứu. Theo các kiểm nghiệm cho thấy chủng lợi khuẩn mang lại nhiều đột phá trong công nghệ ứng dụng và đem lại các lợi ích cho sức khoẻ, giúptăng cường hệ tiêu hoá, giảm tiêu chảy do vi khuẩn, tăng cường hấp thu dinh dưỡng và tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên.
Năm 2014, trong một chuyến làm việc tại trường đại học Royal Holloway, London, doanh nhân Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Tập đoàn The PAN Group đã có buổi gặp gỡ với vợ chồng giáo sư Simon Cutting qua sự giới thiệu của một số giáo sư ở Đại học Quốc Gia Hà Nội. Một sự gặp gỡ bất ngờ bởi 35 năm trước tiến sĩ Huỳnh Ánh Hồng và ông Nguyễn Duy Hưng từng là đồng môn, còn là những sinh viên thân thiết trong nhóm sinh viên nghiên cứu của trường.
Một quyết định gây bất ngờ đã được đưa ra tại trường Đại học Royal Holloway: Giáo sư Simon Cutting chọn Việt Nam là nơi chuyển giao độc quyền bằng sáng chế HU58 để thương mại hóa công trình nghiên cứu của ông trong các ứng dụng thực phẩm. Ông nhận thấy một tiềm năng phát triển khoa học tại Việt Nam nhờ vào khoảng thời gian dài cộng tác với những học trò người Việt Nam của mình, đồng thời ông cũng băn khoăn vì vấn nạn lạm dụng kháng sinh trong việc chăm sóc sức khoẻ tại đây. Do đó, ông mong muốn qua các công trình khoa học của mình có thể tạo ra những sản phẩm chất lượng giúp chăm sóc và cải thiện sức khỏe cho mọi người, nơi mà ông có tình cảm đặc biệt.
Sản phẩm kẹo dẻo lợi khuẩn HURO ra đời là kết quả của mối lương duyên đặc biệt dành riêng cho Việt Nam của vị giáo sư người Anh.HURO với sứ mệnh mang tới hệ miễn dịch khỏe mạnh không chỉ cho trẻ nhỏ và người lớn mà còn mở ra một xu hướng mới về nhu cầu cung cấp thực phẩm chất lượng và đảm bảo sức khỏe hiện nay.
Trường đại học Royal Holloway, trường được thành lập năm 1886, thuộc trường đại học London - là một trong những trường đại học nằm trong Top 100 Trường Đại học hàng đầu trên thế giới, Top 20 của các trường đại học Anh Quốc về lĩnh vực nghiên cứu. Hiện Royal Holloway có hơn 7.700 sinh viên quốc tế đến từ hơn 120 nước trong đó có 13 sinh viên Việt Nam đang theo học tại trường cho bậc đại học và thạc sĩ.