Cho người chết "sống lại", đeo kính, hút thuốc chụp ảnh cùng gia đình
Đối với nhiều người, người chết nên được đem chôn cất và yên nghỉ vĩnh hằng, nhưng có một bộ lạc ở Indonesia muốn người thân ở lại, ngay cả khi họ đã chết.
Theo Daily Star, tại làng Torja ở miền nam của đảo Nam Sulawesi, Indonesia, có một bộ lạc với tập tục để người chết "sống" cùng thân nhân như lúc còn sống.
Cứ ba năm mỗi lần, người Tarajan lại đào thi thể của người thân lên, trang điểm và mặc cho họ những quần áo thời trang mới.
Các thành viên còn sống trong bộ tộc cũng chụp ảnh cùng thi thể, dù đó là người đã chết nhiều năm.
Có những thi thể còn được đeo kính chống nắng, dùng điện thoại di động và thậm chí còn "hút" thuốc lá. Theo nghi lễ truyền thống được thực hiện hàng thế kỷ qua, bộ tộc Tarajan tin rằng linh hồn của những người chết được chăm sóc sẽ ban phước lành cho họ.
Cứ ba năm một lần, người Tarajan lại đào thi thể của người thân lên, trang điểm và mặc cho họ những quần áo thời trang mới.
Trong một bức ảnh, người đàn ông “hút” thuốc thực tế đã qua đời từ năm 1977. Nghi lễ cũng là cách để họ tưởng nhớ người thân quá cố.
Truyền thống này bắt nguồn từ một thợ săn tên Pong Rumasek. Ông tìm thấy một tử thi bị bỏ rơi bên dưới một cái cây trong rừng. Thợ săn dùng quần áo của mình mặc cho thi thể và chôn cất. Sau đó, thợ săn gặp nhiều may mắn trong cuộc đời.
Ngoài việc cho người chết "sống" lại, bộ tộc Tarajan còn dùng nghi lễ này để thay đổi quan tài, giúp tử thi không bị phân hủy quá nhiều. Khi đưa thi thể lên mặt đất, họ đeo mặt nạ phẫu thuật để tránh bị lây nhiễm vi khuẩn.
Bộ tộc Tarajan hiện có khoảng 650.000 người, theo đạo Hồi hoặc đạo Thiên chúa, song một số người vẫn theo tôn giáo Aluk Todolo (hay còn gọi là Con đường của tổ tiên).
Chính quyền Indonesia hiện chưa cấm phong tục truyền thống này, nhưng bệnh dịch cái cái chết đen mới xảy ra ở Madagascar cũng được cho là bắt nguồn phong tục sống cùng xác chết.
Dịch hạch bùng phát ở Madagascar cuối năm 2017 đã khiến hơn 1.300 người mắc bệnh và ít nhất 124 người thiệt mạng.
Theo Đăng Nguyễn
Dân Việt