Chị em nội trợ “săn” cá chép “giả” cúng ông Công ông Táo

(Dân trí) - Thay vì cúng cá chép thật rồi phóng sinh như thường lệ, Tết ông Công ông Táo năm nay, cá chép giả được làm từ xôi gấc, chè xanh, thạch rau câu… được nhiều chị em nội trợ tìm mua. Không chỉ có nhiều mẫu mã đẹp mắt, loại cá này còn được ưa chuộng vì tính thiết thực cao.

Sắp đến ngày ông Công ông Táo, nhu cầu về cá chép tăng nhanh theo từng ngày. Cùng với sự gia tăng về số lượng cá chép đỏ, những mặt hàng cá chép làm từ thực phẩm cũng đa dạng không kém về màu sắc, chất liệu và kiểu dáng.

Chị em nội trợ “săn” cá chép “giả” cúng ông Công ông Táo - 1
Mâm cúng ông Công ông Táo đầy đủ và đẹp mắt với cá chép làm từ xôi và thạch rau câu.

Đã xuất hiện trên thị thường khoảng 2 năm trước, nhưng đến năm nay các loại cá chép “giả” mới được ưa chuộng và tìm mua nhiều. Theo chị Tuyết Nhung (Tô Hiệu, Cầu Giấy) chia sẻ: “Năm nay tôi chọn đặt cá chép bằng xôi vừa tiện lợi vừa đẹp mắt. Cúng xong có thể thụ lộc luôn thay vì cúng cá chép sống mang thả ra sông đôi khi sẽ bị chích điện chết”.

Chị em nội trợ “săn” cá chép “giả” cúng ông Công ông Táo - 2
Cá chép “giả” được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau trong đó chủ yếu làm từ xôi và thạch rau câu. Đây là hai loại thực phẩm dễ tạo hình và cho ra những sản phẩm giống cá thật nhất.
Chị em nội trợ “săn” cá chép “giả” cúng ông Công ông Táo - 3
Cận cảnh cá chép thạch kèm nhân được tạo hình tỉ mỉ với kích thước khoảng 20 cm.
Chị em nội trợ “săn” cá chép “giả” cúng ông Công ông Táo - 4
Mỗi con cá chép to thường được mua kèm với vài bát chè viên để cho mâm cúng đầy đủ.

Những con cá chép “giả” được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau như: Thạch rau câu, gạo nếp nấu thành xôi… sau đó được đúc khuôn khá công phu với nhiều màu sắc đẹp mắt, trong đó chủ yếu là hai màu cam và đỏ.

Có nhiều kích thước khác nhau để khách lựa chọn theo nhu cầu. Trong đó, cá nhỏ khoảng 10 cm thường được mua theo bộ 3 con, những loại kích thước lớn hơn khoảng 20 cm sẽ mua 1 con kèm với xôi hoặc chè viên…

Chị em nội trợ “săn” cá chép “giả” cúng ông Công ông Táo - 5
Không chỉ được ưa chuộng vì hình thức đẹp mắt, cá chép giả còn được nhiều người lựa chọn để cúng ông Công ông Táo vì tính thiết thực của nó. Sau khi cúng, gia chủ có thể hưởng lộc mà không sợ lãng phí.
Chị em nội trợ “săn” cá chép “giả” cúng ông Công ông Táo - 6
Cùng với chè viên và xôi cá chép, mọi người cũng đặt chung với các loại bánh có tạo hình lạ và bắt mắt như thế này.

Không chỉ chỉn chu về hình thức, những loại cá này còn được chế biến ngon, vừa miệng người dùng. Hiện tại, mặt hàng cá chép “giả” được rao bán nhiều trên các trang mạng xã hội. Đa số đều là sản phẩm “handmade” được làm với số lượng nhỏ theo yêu cầu của khách.

Chị em nội trợ “săn” cá chép “giả” cúng ông Công ông Táo - 7
Mâm cúng với cá chép “giả” trở thành nét mới lạ cho Tết ông Công ông Táo năm nay.

Theo chị Bắc Hải – một người nhận làm cá chép từ xôi, chè cho biết, giá một sản phẩm dao động tù 100.000đ – 300.000đ/một con. Cụ thể, xôi cá chép nhân thịt xào nấm giá 110.000đ/con nặng khoảng 0,8kg; mâm cá dơn và thỏi vàng giá 170.000đ, mâm song ngư 220.000đ/mâm…

Chị em nội trợ “săn” cá chép “giả” cúng ông Công ông Táo - 8
Mâm cá đơn, thỏi vàng được bán với giá khoảng 170.000 đồng/mâm.

Một số chuyên gia về văn hóa cho rằng, việc cúng cá chép tự làm từ thực phẩm hoặc hàng mã đều không ảnh hưởng đến tín ngưỡng thờ cúng tâm linh. Tuy nhiên, nếu dùng cá chép thật, phong tục sau khi hóa vàng, ông Công ông Táo được “cưỡi cá” bay về trời sẽ ý nghĩa hơn.

Thanh Thuý

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm