Bộ sưu tập chuông cổ nghìn năm tuổi của người đàn ông ở Sài Gòn

Nguyễn Quang

(Dân trí) - Sau hàng chục năm sưu tầm, ông Tâm sở hữu hơn 200 chiếc chuông đến từ nhiều quốc gia, trong đó có cái cả nghìn năm tuổi .

Chuông cổ nghìn năm.jpg

Hơn 10 năm tìm kiếm, ông Bùi Đức Tâm (71 tuổi, quận Phú Nhuận, TPHCM) đang sở hữu bộ sưu tập với hơn 200 chiếc chuông. 

Chuông cổ nghìn năm.jpg

Những chiếc chuông của ông mang đủ hình dáng, kích thước, xuất xứ từ nhiều nước trên thế giới. Hầu hết chuông đều có tuổi đời trên nửa thế kỷ cho đến cả nghìn năm. 

Chuông cổ nghìn năm.jpg

"Trước đây, tôi làm việc ở một hãng phim nên thường đi lại nhiều nơi và thích sưu tầm những đồ vật cũ và tôi chọn sưu tầm chuông làm niềm vui và đam mê để gắn bó lâu dài", ông Tâm cho biết.

Chuông cổ nghìn năm.jpg

Chiếc chuông có tuổi đời hàng trăm năm với đường nét của văn hóa Ấn Độ được ông mua trong lần sang Pháp cách đây chục năm.

Chuông cổ nghìn năm.jpg

Chiếc chuông này có nguồn gốc từ Ấn Độ được ông Tâm mua từ bên Pháp. "Chiếc chuông này tôi từng tặng cho bố của một người bạn để dùng gọi con cháu khi đang nằm trên giường bệnh, sau này người bố mất thì họ gửi trả lại tôi vì không còn nhu cầu sử dụng", người đàn ông sở hữu bộ sưu tập chuông cho hay.

Chuông cổ nghìn năm.jpg

Chiếc chuông được sử dụng trong khách sạn ở Sài Gòn được ông Tâm sưu tầm.

Chuông cổ nghìn năm.jpg

Cổ nhất trong bộ sưu tập là chiếc chuông có tuổi đời khoảng 1.000 năm. 

Chuông cổ nghìn năm.jpg

Chiếc chuông này có nguồn gốc từ nền văn hóa Champa, ông sưu tầm được trong một chuyến công tác ở Khánh Hòa.

Chuông cổ nghìn năm.jpg

Bên trong chiếc chuông cổ đã in hằn "vết thời gian".

Chuông cổ nghìn năm.jpg

Những chiếc chuông nhỏ với các nhân vật hoạt hình được ông Tâm mua ở bên Mỹ.

Chuông cổ nghìn năm.jpg

Ngoài những chiếc chuông làm bằng đồng, ông Tâm còn sở hữu nhiều chuông làm từ các chất liệu như thủy tinh, gốm...

Chuông cổ nghìn năm.jpg

Những chiếc chuông gọi tính tiền của các nước phương Tây, chỉ cần ấn một lần là bồi bàn sẽ đến phục vụ.

Chuông cổ nghìn năm.jpg

Chiếc chuông tròn được ông mua từ Nhật Bản. "Mỗi chiếc chuông đều có một câu chuyện riêng của nó, tôi mua chuông cũng là mua những câu chuyện thú vị", ông Tâm tâm sự.

Chuông cổ nghìn năm.jpg

Chuông có nguồn gốc từ Tây Tạng với dáng như cái bát. "Mỗi chiếc chuông khi đánh sẽ có tiếng vang khác nhau, nó còn thể hiện tâm tính của người đánh. Loại này gọi là chuông quay, chỉ cần dùng cây rà vòng quanh miệng thì sẽ phát ra tiếng kêu rất vang", ông nói.

Chuông cổ nghìn năm.jpg

Những nhân vật thần thoại được gắn lên đỉnh chuông để thể hiện nền văn hóa của từng quốc gia.

Chuông cổ nghìn năm.jpg

Dù đã về hưu nhưng Ông Tâm vẫn thường xuyên đi đến các tỉnh và nước ngoài để làm dày thêm bộ sưu tập chuông của mình.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm