Bắt tay với Pepsico – nông hộ cải thiện cuộc sống
(Dân trí) - Tham gia chương trình Nông nghiệp bền vững, sản lượng khoai tây hiện tại của gia đình anh Phạm Văn Trị luôn ở mức xấp xỉ 30 tấn/ha. Gia đình anh hiện đã mua được xe, con cái được học hành tốt hơn, trong đó con trai anh đang theo học hàng không tại Đức.
Nông nghiệp từ bao đời nay là cái nghề truyền thống của người Việt, được hỗ trợ bởi khí hậu, thổ nhưỡng thuận tiện. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, tính khắt khe của thời tiết khiến hiệu suất nhà nông nước ta không đạt được kỳ vọng. Chưa kể, trong bối cảnh cạnh tranh thị trường khốc liệt, đầu ra luôn là nỗi đau đáu của người dân sau mỗi mùa vụ. Hạ hồi phân giải vấn đề, nông dân Việt Nam đơn thuần kinh doanh dựa trên kinh nghiệm nghề nghiệp, trong khi đó chưa được hệ thống hoá chu trình sản xuất cũng như áp dụng công nghệ tiên tiến, dẫn đến giá cả đầu ra kém cạnh tranh, chất lượng theo đó không ổn định, đồng bộ.
Chân dung nông dân Đơn Dương: Từ việc đau đáu đầu ra đến tích góp được vốn luyến, cải thiện đời sống
Thời gian trước đây, nông nghiệp tại vùng đất Đơn Dương – Lâm Đồng 10 năm trở về trước cũng khá bấp bênh, sản lượng thấp… Lúc bấy giờ, nông nghiệp trồng trọt đơn thuần thực hiện trên quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ, kết quả là năng suất bấp bênh, đầu ra cũng không có. Đời sống người nông dân theo đó khó khăn, nhiều hộ thậm chí chịu gánh nặng nợ nần.
Bước sang năm 2008, khi chương trình Nông Nghiệp Bền Vững của PepsiCo phát triển về vùng đất Đơn Dương, bài toán hiệu suất cùng đầu ra của người dân dần được hoá giải. Cho đến hiện tại, nơi đây trở thành vùng canh tác trọng điểm của PepsiCo, cung cấp 70% nguyên liệu khoai tây, với sản lượng trung bình 24,3 tấn/ha, cao hơn 43% so với năng suất trung bình tại miền Bắc Việt Nam.
Thực tế, khoai tây vốn không phải là nông sản truyền thống của Đơn Dương, nhưng thành công trong việc hợp tác với PepsiCo đã đẩy giá của những nơi phù hợp trồng khoai tây tại đây lên cao. Với hợp đồng sản xuất độc quyền đảm bảo giá mua, thu nhập của nông dân được ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững lâu dài. Các phương pháp canh tác bền vững mới cũng được phổ cập và giới thiệu tới người nông dân, như công nghệ phun tưới giúp giảm đáng kể lượng nước được sử dụng.
Chia sẻ bởi anh Phạm Văn Trị - một nông dân tiêu biểu của chương trình Nông Nghiệp Bền Vững: “Theo mình nhận xét thì các hộ nhỏ lẻ, không tham gia vào các chuỗi liên kết, điểm thứ nhất là đầu ra nó bấp bênh, thứ hai là năng suất không có, và thứ ba là không tiếp cận được kỹ thuật canh tác cho nên thu nhập bà con hạn chế. Trước đây khi chưa có Pepsico, đầu ra nông sản Đơn Dương chủ yếu tại các siêu thị, hiện nay 100% sản phẩm đều được bao tiêu, khó khăn lớn nhất coi như đã được giải quyết”.
Được biết, anh Phạm Văn Trị và vợ đã sống tại huyện Từ Trà hơn 30 năm qua. Năm 2008, gia đình anh quyết định trồng thử 0,5 ha khoai tây cùng PepsiCo. Sau 6 năm con số này tăng lên thành 6 ha. Sản lượng khoai tây hiện tại của gia đình anh Trị luôn ở mức xấp xỉ 30 tấn/ha. Hưởng lợi từ chương trình, gia đình anh hiện đã mua được xe, con cái được học hành tốt hơn. Con gái anh hiện có bằng tiến sĩ kinh tế nông nghiệp và con trai đang theo học hàng không tại Đức.
Vì sao chọn PepsiCo để hợp tác?
Thời buổi đầu bắt tay với Pepsico, anh Trị cho biết việc liên kết với nông dân trên thực thế có rất nhiều doanh nghiệp triển khai, nhưng anh cùng một số bà con chọn PepsiCo vì chương trình Nông nghiệp bền vững có hội thảo hỗ trợ phương pháp canh tác, đặc biệt là hỗ trợ công tác đầu tư giống cho người dân. Bên cạnh đó chương trình luôn có những kỹ sư nông nghiệp trực thuộc công ty theo sát và tư vấn cho nông dân.
Khi làm cùng PepsiCo, người nông dân phải tuân thủ theo quy định chặt chẽ được đặt ra, bởi yêu cầu của PepsiCo được cho là độc nhất vô nhị nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng bộ hoá. Mặc dù không có mức lợi suất đảm bảo, nhưng người dân sẽ được chia sẻ rủi ro bởi Pepsico, nghĩa là trong trường hợp thời tiết không thuận lợi dẫn đến mất mùa, phía Pepsico sẽ chịu hoàn toàn tiền phân, tiền giống.
Anh Trị trên diện tích khoai tây vào mùa thu hoạch.
Hiện, sản phẩm khoai tây trên diện tích canh tác Đơn Dương khá đồng đều về kích thước lẫn hàm lượng tinh bột, thậm chí tỷ lệ sản phẩm lỗi chưa đến 5% trên một mẫu. Mặt khác, sản lượng tính trên mỗi đơn vị đất cũng tăng gấp đôi, từ mức 1,5 tấn đến nay đạt đến 2,5-3 tấn.
Ngược lại, chi phí sản xuất lại được tiết giảm đáng kể, đặc biệt chi phí tưới tiêu. Với hệ thống tưới phun sương, tổng tiết kiệm tính bình quân trên mỗi ha lên đến 3.700 m3, thống kê trong năm 2018 toàn diện tích giảm thiểu được hơn 1,4 triệu m3 nước. Năng suất theo đó liên tục tăng mạnh, từ mức 8,3 tấn/ha năm 2010 tăng vọt lên 24,3 tấn/ha sau 8 năm, con số này dự kiến đạt mức 25 tấn/ha tính đến hết năm 2019.
Không những vậy, hiện PepsiCo tiếp tục triển khai chuỗi liên kết thứ hai của chương trình – Demo Farm – với những kỹ thuật canh tác, tưới tiêu nâng cao hiệu suất, đi cùng việc đảm bảo tính an toàn lao động cho người dân.
Trong đó, một số mẫu đã được thử nghiệm phương pháp tưới tiêu mới, tưới nhỏ giọt bên cạnh việc tưới phun sương như hiện nay. Ông Nguyễn Phúc Trai – Giám đốc Nông nghiệp Công ty Pepsico Foods Việt Nam – cho biết: “Tưới nhỏ giọt thì bệnh tật cho cây sẽ ít hơn, đồng thời phương pháp này đảm bảo đủ nước hơn và thẩm thấu sâu hơn hơn phương pháp tưới phun sương”. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi những điều kiện đi cùng, tính đến nay Đơn Dương đang dùng nước giếng khoan 70m nên đủ tiêu chuẩn để áp dụng tưới nhỏ giọt. Do đó, Pepsico đang nghiên cứu để áp dụng phương pháp tưới nhỏ giọt một cách phù hợp và hiệu quả.
Được biết, Demo Farm có nhiều nông hộ đăng ký tham gia tuy nhiên PepsiCo chỉ mới chọn lọc được 3 nông hộ trên tổng số 600 nông hộ hiện hữu. Tính đến nay, tỷ lệ đồng bộ hoá chuỗi liên kết này đã đạt mốc 48%, PepsiCo kỳ vọng sẽ chính thức hoàn thành trong năm 2020.
Hệ thống nước tưới tiêu có hàng rào xung quanh đảm bảo an toàn lao động tại trang trại Demo Farm – Đơn Dương, Đà Lạt.
Một yếu tố khác trên phương diện người nông dân, anh Trị cảm thấy hài lòng chính là tổ chức của PepsiCo. Hàng năm, Công ty luôn có những hội thảo để bà con tham gia, bàn luận về canh tác, đi cùng những buổi tổng kết, tập hợp ý kiến người dân… Đến nay sau nhiều năm hợp tác, cuộc sống được cải thiện, anh Trị bày tỏ mong muốn PepsiCo đẩy mạnh chuỗi Demo Farm này để bà con xung quanh đến học hỏi, về thực hiện những cái cao hơn, đời sống được nâng cao hơn.
Ngày 15/3/2019, PepsiCo Foods Việt Nam đã tổ chức “Lễ kỷ niệm 10 năm đồng hành cùng nông dân” tại Đà Lạt với hơn 200 nông dân địa phương tham dự cho thấy hiệu ứng của chương trình đã đem lại. Được biết, chương trình Nông Nghiệp Bền Vững của PepsiCo tại Việt Nam là một trong nhiều chương trình tương tự khác mà công ty đầu tư ở hơn 38 quốc gia trên toàn cầu, sử dụng hơn 30 mặt hàng nông nghiệp để sản xuất thực phẩm và đồ uống trên toàn cầu, gần 80% các loại nguyên liệu được thu mua trực tiếp của PepsiCo là từ nông dân tham gia trong chương trình. Riêng ở Việt Nam, số hộ nông dân hợp tác đã tăng gấp 4 lần chỉ sau 7 năm, xấp xỉ 600 hộ; đây là thành quả của việc chia sẻ rủi ro trong trường hợp vụ mùa không như kỳ vọng, được những hộ đạt năng suất cao chia sẻ kinh nghiệm canh tác thành công, hơn hết là sự hỗ trợ nhiệt tình của đội ngũ kỹ sư của chính Công ty.