Bạn đã tận hưởng đủ đầy những thú vui của Tết Việt chưa?
(Dân trí) - Tết đến, đâu đó trong những câu chuyện phiếm bên ly cà phê sáng, người ta vẫn bảo Tết nay đã khác xưa nhiều. Nhịp sống hối hả đã làm đổi thay nhiều thứ nhưng vẫn còn đó những nét văn hóa Tết trường tồn trong từng nếp nhà mỗi độ Xuân về.
Mỗi ngày Tết, một nét tinh hoa
Tết Nguyên Đán không chỉ là dịp để người đi làm xa sum vầy bên gia đình, mà còn là thời khắc linh thiêng để mỗi người tưởng nhớ ông bà tổ tiên. Thế nên cứ đến ngày 30 Tết, mọi người trong nhà đều quây quần, cùng nhau chuẩn bị bữa cơm gia đình, trong đó ai nấy đều đặc biệt chú trọng bày biện mâm ngũ quả để thành kính dâng lên ông bà. Ngoài ý nghĩa liêng thiêng này, mâm ngũ quả cũng thể hiện ước nguyện của gia chủ cho một năm mới nhiều may mắn, với ”Cầu - sung - vừa (dừa) - đủ - xài (xoài), người miền Nam cầu sung túc đắc lộc, hay với chuối - cam - quýt - phật thủ - thanh long, người miền Bắc mong cho Ngũ Phúc dài lâu.
“Ngày xuân con én tưng bừng,
Bày mâm ngũ quả đón mừng Tết sang.”
Nếu như đêm 30 để dành cho những thơm thảo kính gửi đến bề trên, thì ngày Mùng Một là ngày bội thu của trẻ nhỏ trong nhà. Sáng ngày đầu năm, tuần tự theo thứ bậc, bọn trẻ xếp hàng chúc Tết ông bà, cha mẹ để được nhận lại những phong bao lì xì đỏ chót, gói bên trong là tờ tiền mới tinh tượng trưng cho may mắn, cát tường. Hơn cả giá trị của đồng tiền, tục lì xì là thiện ý cầu chúc sức khoẻ và học hành giỏi giang từ người lớn gửi gắm đến các em nhỏ.
Mùng Hai đánh dấu ngày xuất hành du xuân của nhiều gia đình sau khi các thủ tục thờ phụng được tươm tất chu toàn. Trong đó, đi xin chữ ông Đồ là tục lệ quen thuộc thể hiện sự hiếu học, trọng tri thức của người Việt ở khắp mọi miền:
“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông Đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.”
(trích: Ông đồ - Vũ Đình Liên)
Người cao niên trọng nhất chữ “Thọ”, người làm ăn xin chữ “Danh - Lộc”, bạn trẻ thì mong “Duyên - Tài”, các em nhỏ cầu hay ăn chóng lớn với chữ “Phúc vi tiên”, còn gia đình nói chung không gì quý hơn chữ “Phước - An - Tâm”. Bức điệp hồng mang những dòng thư pháp đầy ý nghĩa này được mang về treo trang trọng ở phòng khách hoặc gian giữa ngôi nhà bởi đó không chỉ là vật trang trí, mà thể hiện lễ giáo gia phong của gia đình.
Không khí trẩy hội Xuân trở nên rộn ràng hơn một cách rõ rệt từ ngày Mùng Ba, người người đổ ra đường để đi thăm hỏi nhau, ngắm nhìn cảnh đẹp khi trăm hoa đua nở, tận hưởng sắc xuân giăng khắp phố phường.
Phác hoạ nét Tết trên bao bì Café PHỐ
Thấu cảm những nét đẹp văn hóa Tết Việt và ước mong được cùng người tiêu dùng Việt Nam giữ gìn và lan tỏa hơn những thú vui ngày Tết, Café PHỐ đã gói ghém một cách trọn vẹn và tinh tế những tinh hoa ngày Tết lên phiên bản bao bì giới hạn mừng Xuân Kỷ Hợi.
Theo đó, bao bì Tết của Café PHỐ được lấy cảm hứng từ bộ tranh tố nữ - bộ tranh tứ bình phác họa hình ảnh bốn cô thiếu nữ uyển chuyển tràn đầy niềm vui trong ánh mắt, nụ cười như hứa hẹn mang đến một năm mới hạnh phúc tròn đầy. Những hình ảnh đầy sức sống này được kết hợp cùng những nét văn hóa của tục bày mâm ngũ quả, tục lì xì ngày Tết khiến hộp Café PHỐ Tết không chỉ nổi bật mà còn đậm ý nghĩa nhân văn.
Tuy nhiên, phiên bản bao bì sẽ chưa thật trọn vẹn nếu thiếu đi những thanh âm rộn rã của tiếng thơ - “chất nhạc” ý nhị mà người hoạ sĩ gửi gắm vào trong tranh. Những vần thơ lục bát rộn rã, tươi vui trên bao bì phiên bản đặc biệt Tết của Café PHỐ cũng chính là những ước mong trọn vẹn nhất ai cũng muốn gửi cho nhau trong những ngày Tết.
“Nhà nhà mừng đón tháng Giêng,
Khuấy cà phê Phố hàn huyên nói cười.”
“Tết về sum họp một nhà,
Lì xì cùng Phố thả ga tiếng cười.”
Vậy thì, bạn còn chần chờ gì nữa mà không mang một hộp Café PHỐ về nhà Tết này. Vị đậm đà, chút đắng pha lẫn ngọt ngào của sữa cùng mùi hương nồng nàn của ly Café PHỐ sẽ là một thức uống lí tưởng để khởi đầu một năm mới và tận thưởng những tinh hoa Tết. Cùng Café PHỐ - “Khuấy Phố - Yêu Tết Việt”: https://www.facebook.com/MACCafePho/