Bài học ẩm thực từ cuộc thi đầu bếp chuyên nghiệp - Đừng “chết” vì sáng tạo
(Dân trí) - Kết thúc cuộc thi đấu nảy lửa và kịch tính, ngôi vị quán quân cuộc thi Món Ngon Quán Việt đã thuộc về đầu bếp xứng đáng nhất. Nhưng thật bất ngờ, cái tên chiến thắng lại không nằm trong top đầu bếp nổi bật những vòng thi trước.
Sau 5 tháng tranh tài, sân chơi của đầu bếp chuyên nghiệp - cuộc thi Món Ngon Quán Việt 2019 do Unilever Food Solutions Vietnam tổ chức đã đi đến vòng chung kết với vị trí quán quân thuộc về đầu bếp Nguyễn Văn Tuyền đến từ Hà Nội.
Chiến thắng đến từ combo “thông minh"
Kiến thức ẩm thực, dinh dưỡng và kỹ năng chế biến, ứng phó với những tình huống “hiểm" là những yếu tố được kỳ vọng ở vị trí Quán quân của cuộc thi đầu bếp chuyên nghiệp. Chính vì vậy, thử thách trong vòng Chung kết cuộc thi là một chiếc Hộp bí mật “tưởng không lạ mà lạ không tưởng". Với những chiếc Hộp bí mật không hề giống nhau, trong 90 phút, các đầu bếp chuyên nghiệp phải xây dựng một thực đơn gồm có 3 món ăn với 9 khẩu phần.
Anh Kevin Trường - Best Chef Toronto Canada, giám khảo cuộc thi, cho biết: “Thử thách lớn nhất đặt ra cho các thí sinh trong vòng thi cuối là phải sáng tạo. Nhưng hãy cẩn thận, sự sáng tạo phải thông minh, nếu sáng tạo quá đà, các bạn rất dễ “gãy" ở vòng thi này”.
Tài năng và nhanh nhạy bắt được điểm mấu chốt của vòng thi, đầu bếp Nguyễn Văn Tuyền vốn là thí sinh có nhiều bất lợi lại lội ngược dòng một cách bất ngờ. Được biết, thực đơn của Quán quân gồm 3 món: salad mùa hạ (nộm sứa), sườn bò sốt tiêu xanh và canh gà tần thuốc bắc hạt sen. Thực đơn dung hoà được giữa tính độc đáo, sáng tạo và khẩu vị của người Việt đã ghi điểm với BGK và giành chiến thắng chung cuộc.
Một số món ăn hấp dẫn xuất hiện trong cuộc thi
Làm bếp, đừng “chết" vì sáng tạo
Bên cạnh những cái tên toả sáng, cũng có không ít đầu bếp tiếc nuối vì những quyết định sai lầm. Đánh giá phần thi của đầu bếp Trần Quốc Vàng - một trong những đầu bếp có thành tích xuất sắc từ đầu cuộc thi, Ban Giám khảo cho rằng anh mất điểm vì đã sáng tạo “quá mức”, rườm rà trong trình bày món “Tôm sống sốt Thái” khi cố gắng phô diễn tài năng.
Sáng tạo dường như là “con dao hai lưỡi” trong giới ẩm thực. Dùng đúng cách, đó sẽ là “vũ khí" mạnh mẽ để các đầu bếp chiến thắng trái tim thực khách, nhưng nếu “bay" quá xa, tách rời khỏi sở thích, thị hiếu thực tế, nó sẽ trở thành “chướng ngại" cản bước người dùng. Bài học rút ra cho các đầu bếp cũng như nhà hàng, quán ăn là cần chú ý là nắm bắt khẩu vị để xây dựng các món ăn đáp ứng được nhu cầu của thực khách, chứ không phải đua nhau ra những món “quái chiêu" chỉ nghe thôi đã thấy hãi hùng.
Bên cạnh đó, việc lắng nghe ý kiến, góp ý từ các “chuyên gia” cũng là một điều quan trọng để đi đến thành công trong nghề bếp. Đây cũng là lý do nhiều nhà hàng quyết định bắt tay với nền tảng giao thức ăn trực tuyến, đơn giản vì đó là cách nhanh - gọn - tiện nhất để nắm bắt sở thích, thị hiếu đang thay đổi từng ngày của khách hàng. Tương tác với hàng triệu người dùng hằng ngày, các dịch vụ như GrabFood không khó nắm bắt các trào lưu ẩm thực, “gu" ăn uống của thực khách, dư dả vốn liếng để tư vấn hiệu quả cho các hàng quán cách xây dựng thực đơn, đóng gói, trình bày món sao cho cuốn hút nhất trong mắt người dùng.
Tham gia cuộc thi bếp chuyên nghiệp với vai trò “chuyên gia ẩm thực", GrabFood cũng cho biết, công thức của sự thành công là hương vị mới mẻ và khả năng thoả mãn vị giác của khách hàng. Tận dụng sự hiểu biết về thực khách, nền tảng đã từng kết hợp với rất nhiều thương hiệu đình đám cho ra mắt những sáng tạo ẩm thực độc đáo trong danh mục Món Độc Quán Quen, làm xiêu lòng vô số thực khách.
Các món ăn sáng tạo nhưng phù hợp với thị hiếu sẽ giúp các đầu bếp chiến thắng trái tim khách hàng
Cuộc thi bếp chuyên nghiệp và những câu chuyện kinh doanh thực tế một lần nữa khẳng định bài học giá trị cho bất cứ ai muốn theo đuổi ngành kinh doanh ẩm thực trong tương lai, dù là đầu bếp danh giá hay dân “a-ma-tơ", hãy nhớ rằng “bay" cũng cần có định hướng, đừng “chết" vì sáng tạo.