Vứt điện thoại, “sống” trọn cùng con – Bạn có làm được?

Như thường lệ, sau giờ ăn cơm, thay vì chạy ra phố vui chơi với các bạn hàng xóm, con gái tôi lại quanh quẩn và hỏi rằng:

- Bố ơi, bố cho con mượn điện thoại nha !

Tôi đang ngồi chơi máy tính và cáu lên với con bé:

- Sao con suốt ngày mượn điện thoại thế?". Con cần điện thoại làm gì, bé tí dùng điện thoại làm gì?

Và câu trả lời mà tôi được nhận lại là:

- TẠI KHÔNG CÓ AI CHƠI VỚI CON!

Tình huống này có lẽ không còn gì lạ lẫm với tôi hay các bậc cha mẹ khác. Bởi ai trong số chúng ta đều đã quá quen thuộc với cảnh tượng, cha mẹ hay con cái đều "dán mặt" vào những chiếc điện thoại hay các thiết bị công nghệ khác để tìm kiếm và khám phá những điều mới lạ trong THẾ GIỚI của tri thức.

Tâm lý chung của cha mẹ ngày nay

Chúng ta không thể phủ nhận rằng sự tiện lợi của những chiếc điện thoại hay thiết bị công nghệ trong cuộc sống ngày nay. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích thì chúng cũng có những mặt trái nhất định.

Theo thống kê, có 90% các bậc phụ huynh ngày nay đều hiểu rõ tác hại của việc cho con dùng smart-phone sớm. Thế nhưng để từ bỏ thói quen sử dụng điện thoại trước mặt con là điều mà ít có cha mẹ nào có thể thực hiện được.

Và không ít người trong chúng ta đều coi chiếc điện thoại là vật dụng TRẤN GIỮ con ngồi im một chỗ và không chạy nhảy. Bên cạnh đó, điện thoại còn là MỒI NHỬ giúp các con nghe lời răm rắp mà cha mẹ chẳng cần mất công sức chơi với chúng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

“ CON CHỈ ƯỚC MÌNH LÀ CÁI SMART PHONE"

Tôi còn nhớ cách đây không lâu trên các mạng xã hội đã lan truyền một câu chuyện về bài văn của 1 bạn học sinh tiểu học.đã để lại nhiều suy ngẫm cho các bậc cha mẹ dành cho con cái.

“Ước mơ của con là trở thành một chiếc điện thoại di động. Bố mẹ con yêu điện thoại di động lắm. Đến mức con cảm thấy bố mẹ quan tâm đến điện thoại còn hơn quan tâm đến con.

Khi bố đi làm về, dù rất mệt mỏi nhưng bố vẫn chỉ ngồi bấm điện thoại di động chứ chẳng nhớ gì đến con. Khi bận bịu việc gì quan trọng, nếu bất chợt có chuông điện thoại reo, bố mẹ sẽ ngay lập tức nhấc máy nghe. Thế nhưng lúc con khóc thì bố mẹ lại chẳng sốt sắng đến thế.

Bố mẹ thích chơi trò chơi trên điện thoại di động chứ chẳng muốn chơi cùng con. Khi nói chuyện với ai đó trên điện thoại, bố mẹ cũng chẳng bao giờ thèm nghe con nói gì, cho dù con có chuyện rất quan trọng muốn chia sẻ. Vì thế, con chỉ ước được làm một chiếc điện thoại di động” - trích đoạn trong câu chuyện.

Mrs.Bình chia sẻ về cách để yêu thương con nhiều hơn
Mrs.Bình chia sẻ về cách để yêu thương con nhiều hơn

Khi con bị “BỎ RƠI” cảm xúc

Hai câu chuyện trên có lẽ là 2 tình huống phản ánh một thực trạng phổ biến trong xã hội ngày nay. Đó là sự thiếu tương tác cảm xúc của các thành viên trong gia đình.

Có 1 điều chắc chắn rằng, không 1 cha mẹ nào có thể hiểu được cảm giác thất vọng thậm chí giận dỗi của con với cha mẹ vì “chỉ để ý tới điện thoại thoại mà chẳng nhớ gì đến con, chẳng muốn chơi cùng con, lắng nghe con nói”. Và cách mà các con chọn để giải tỏa sự giẫn dỗi ấy là quậy phá nhằm thu hút sự chú ý của cha mẹ.

Theo 1 cuộc thăm dò do Tổ chức Digital Awareness UK phối hợp với Hiệp hội Hiệu trưởng các trường học độc lập Anh (HMC) tổ chức lấy ý kiến 2.000 HỌC SINH từ 11 - 18 tuổi. Trong đó, hơn 30% cho biết từng phải yêu cầu cha mẹ bỏ điện thoại xuống khi đang nói chuyện cùng con hoặc trong bữa ăn. Ngoài ra, đến 82% bạn trẻ cho rằng cần tránh đụng đến điện thoại khi dùng bữa và 22% tin việc dùng thiết bị di động cản trở gia đình tận hưởng thời gian quây quần bên nhau. Đáng chú ý là trong số những học sinh yêu cầu cha mẹ mình buông điện thoại xuống, có đến 46% cho biết các phụ huynh vẫn không mảy may lưu tâm.

Trong một cuộc khảo sát khác của Digital Awareness UK dành cho các bậc PHỤ HUYNH, 43% người trả lời thừa nhận mình dành quá nhiều thời gian cho thế giới ảo nhưng chỉ có 10% tin rằng việc dùng điện thoại di động của mình khiến con cái lo ngại.

TS. Vũ Thu Hương chia sẻ kinh nghiệm làm bạn cùng con ở lứa tuổi teen
TS. Vũ Thu Hương chia sẻ kinh nghiệm làm bạn cùng con ở lứa tuổi teen

Vậy điều cha mẹ cần làm là gì ?

Cha mẹ hiểu rằng: “Trong suốt quá trình lớn lên của con, việc tương tác giữa con và bố mẹ rất quan trọng trong việc hình thành tư duy và nhân cách”. Nhưng cha mẹ luôn lầm tưởng việc tắm rửa, nấu nướng, cho con ăn, cho con đi học,... đã là ĐỦ.

Mà quên mất THỜI GIAN CHẤT LƯỢNG cho con chính là khoảng thời gian mà các bạn thực sự GIAO TIẾP, CHIA SẺ hoặc cùng nhau chơi đùa, học hành với con.

Mỗi ngày, việc bỏ điện thoại xuống, tạm gác lại công việc và dành một, hai tiếng cho con. Cả bạn và con đều sẽ có những giây phút ý nghĩa hơn nhiều việc chăm chăm vào màn hình điện thoại. Và rồi bạn sẽ hiểu rằng công nghệ chỉ là công cụ hỗ trợ bạn trong cuộc sống, chứ không phải “người điều khiển” cuộc sống của bạn.

Tuy nhiên, sẽ không bao giờ quá muộn để bạn gạt bỏ những thứ ngoài lề nhằm cải thiện khoảng thời gian ít ỏi dành cho con cái & gia đình mỗi ngày.

So với trước đây, khi chúng ta vẫn chưa biết tới điện thoại thông minh, internet hay trò chơi trực tuyến, những thứ vô hình nhưng lại có sức “chôn chân” bất kỳ ai. Chẳng phải giữa mọi người trong gia đình chỉ cần có thế?

Hãy thử bỏ điện thoại xuống một lát cùng nhau vui đùa, nói chuyện với con để chúng cảm thấy được yêu thương thực sự.

Nên nhớ rằng “Cha mẹ luôn là những người thầy đầu tiên của con chính bởi vậy chúng ta không cần phải dạy cho đứa trẻ bất cứ việc gì. Mà chúng sẽ làm chính xác những việc mà chúng ta làm. Nếu chúng ta suốt ngày ôm điện thoại, máy tính - con trẻ cũng có xu hướng làm việc này một cách TỰ NHIÊN và ngược lại”.

Mr.Why nêu lên thực trạng và giải pháp về vấn đề giáo dục con ở lứa tuổi teen
Mr.Why nêu lên thực trạng và giải pháp về vấn đề giáo dục con ở lứa tuổi teen

Trong chương trình “ Cha mẹ toàn năng" ( chương trình thường niên của tổ chức giáo dục Viet Future) diễn ra ngày 1/10/16, trainer Phạm Ngọc Anh chia sẻ:” Nhiều cha mẹ học viên của chúng tôi phản ánh những vấn đề của các con và nhờ chúng tôi giúp đỡ. Nhưng thực chất, con cái chúng ta chẳng có vấn đề gì cả. Vấn đề ở chúng ta! Chúng ta dành cho con không đủ thời gian. Chúng ta làm cho con có cảm giác không được yêu thương, không được an toàn, không được công nhận. Những vấn đề đó chỉ là biểu hiện của sự thiếu yêu thương và quan tâm.

Con chúng ta không cần khóa học này, trường lớp kia, đồ chơi hay những chuyến du lịch.

“Con cái chúng ta cần THỜI GIAN của chúng ta!”

Và điện thoại là một tác nhân của thời hiện đại ngăn cách giữa con cái và cha mẹ, vợ- chồng: những mối quan hệ nền tảng trong gia đình. Nó là thứ cướp đi của con bạn thời gian được ở bên cha mẹ mình, thời gian được yêu thương . Đừng để chúng ta sống cùng điện thoại nhiều hơn sống với con cái, và thời gian bên con cái chưa bao giờ thực sự đúng nghĩa vì chiếc điện thoại. Đừng để con mình ước trở thành chiếc điện thoại của mình

VỨT ĐIỆN THOẠI, SỐNG TRỌN CÙNG CON - BẠN CÓ LÀM ĐƯỢC?

Vứt điện thoại, “sống” trọn cùng con – Bạn có làm được? - 5

CHA MẸ TOÀN NĂNG- khóa học dành cho cha mẹ cộng đồng học viên Thiếu niên siêu đẳng nói riêng và cha mẹ có con tuổi teen là chương trình phi lợi nhuận của tổ chức giáo dục Viet Future :

- Chia sẻ những mẹo nhỏ để THẤU HIỂU con nhiều hơn. Hiểu con không chỉ là biết con thích ăn gì, muốn chơi gì mà là thực sự con đang nghĩ gì và muốn bày tỏ điều gì.

- Tìm ra điểm chung của các PHƯƠNG PHÁP dạy con tiên tiến trên thế giới và ứng dụng linh hoạt cho chính con bạn

- Làm chủ HỌC THUYẾT ĐA TRÍ THÔNG MINH đồng thời giúp con khám phá và kích hoạt trí thông minh nổi trội

- CÁCH THỨC để luôn đối thoại cùng con trong "hòa bình", vĩnh biệt roi vọt.

-Nghệ thuật giúp con TRÂN TRỌNG và QUẢN LÝ tiền bạc ngay lập tức.

-MẸO để con luôn TÂM SỰ với bạn mọi chuyện khi trở về nhà…

-Giúp con KHÁM PHÁ cơ thể và GIÁO DỤC giới tính theo cách tinh tế nhất

-Phương pháp khích lệ động viên để TRUYỀN CẢM HỨNG cho con mỗi ngày

-ĐỊNH HƯỚNG tương lai và để con tự quyết định trong niềm hạnh phúc

Với sự chia sẻ từ chính các chuyên gia hàng đầu về tâm lý và phát triển con người đồng thời cũng là những bậc cha mẹ đã thực sự thành công trong lĩnh vực nuôi dạy con cái :

• Mr.Phạm Ngoc Anh nguyên là chủ tịch dự án "Chắp cánh tương lai Việt" đồng thời cũng là doanh nhân tiêu biểu toàn quốc năm 2015. Và đã có 16 Năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển và đào tạo con người.

• Ms.Vũ Thu Hương: Thạc sĩ - giảng viên khoa giáo dục tiểu học trường ĐH Sư Phạm Hà Nội

• Ms .Nguyễn Thị Bình: Thạc sĩ tâm lý trường ĐH Sư Phạm Hà Nội, cố vấn chương trình và đào tạo giáo viên tại Clever Land đồng thời cũng là giảng viên hỗ trợ cho hơn 5000 phụ huynh và 1500 học viên về giáo dục sớm.

Hãy để các chuyên gia tâm lý về lứa tuổi teen trao cho bạn hành trang vững chắc để có thể đồng hành cùng con trên con đường trưởng thành!

Mọi thông tin chi tiết xin tham khảo tại :

Website : http://chametoannang.com/

Hotline : 1900.2625