Vinamilk khởi công xây dựng trang trại bò sữa Thanh Hóa 2

Ngày 28/2/014, Công ty Cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk chính thức khởi công xây dựng Trang trại bò sữa Thanh Hóa 2 tại xã Phú Nhuận, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa.

Trang trại bò sữa Thanh Hóa 2 có diện tích xây dựng trang trại là 35.000 m2 và diện tích cho vùng nguyên liệu rộng 200 ha. Dự kiến tháng 9.2014, trang trại sẽ đưa vào hoạt động, với quy mô, năng lực nuôi dưỡng 3.000 con bò vắt sữa, Qua đó, khi hoàn thiện dự án, sản lượng khai thác ước đạt trung bình 50 tấn/ngày.

Được biết, sau Trang trại bò sữa Thanh Hóa 2 vừa khởi công

Được biết, sau Trang trại bò sữa Thanh Hóa 2 vừa khởi công (ảnh), vào hai năm 2014 - 2015 Vinamilk sẽ tiếp tục triển khai đưa vào hoạt động thêm 3 trang trại mới tại: Tây Ninh (quy mô 10.000 con), Hà Tĩnh (3.000 con)Nông trường Thống Nhất, Thanh Hóa (20.000 con). Nâng tổng số trang trại bò sữa của Vinamilk lên 9 trang trại với tổng quy mô khoảng 46.000 con, đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu sữa tươi nguyên liệu.

Để đáp ứng cho nhu cầu con giống của các trang trại này, tuần cuối tháng 2.2014, Vinamilk đã nhập 200 cô bò đầu tiên trong tổng số kế hoạch nhập hơn 5.000 bò giống từ các nước Úc và Mỹ trong năm 2014.

Theo kế hoạch, bò sẽ tiếp tục về Việt Nam bằng đường hàng không trong khoảng thời gian thời tiết phù hợp, thông thường vào khoảng tháng 8. Số bò này sẽ là nguồn con giống bò sữa triển vọng để nâng cao khả năng sản xuất của bò sữa Việt Nam, góp phần cho việc cải thiện chất lượng và sản lượng sữa sản xuất và nâng cao số lượng đàn bò sữa tại Việt Nam.

Với số lượng 5000 bò dự kiến nhập trong năm 2014 sẽ bắt đầu cho sữa trong thời gian cuối năm 2014 và năm 2015, góp phần nâng sản lượng sữa của các trang trại công ty lên khoảng 50 triệu lít/năm. Trong bối cảnh giá sữa thế giới ngày càng biến động, không ổn định, việc đầu tư các trang trại chăn nuôi bò sữa và chủ động nguồn nguyên liệu sữa tươi tại chỗ là một mục tiêu chiến lược quan trọng. Đây cũng chính là đầu tư “dài hơi”, giúp Vinamilk nâng cao chất lượng, tăng tỷ lệ nội địa hóa nguồn nguyên liệu.

Linh Lan