Trung tâm TQC – Đồng hành cùng ngành dệt may Việt Nam

(Dân trí) - Dệt may Việt Nam cần không ngừng đổi mới áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia cho hàng dệt may để chinh phục các thị trường khó tính.

2018 là một năm tăng trưởng với ngành dệt may Việt Nam, ngành dệt may đứng thứ hai về kim ngạch xuất khẩu, giúp Việt Nam giữ vững vị trí top 5 về xuất khẩu hàng dệt may. Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục hải quan, tính đến hết tháng 10 năm 2018, tổng trị giá xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt 25,17 tỷ USD, tăng 17,1% tương ứng tăng 3,68 tỷ USD so với cùng thời gian năm 2017.

Và năm 2019 tới đây sẽ là năm có nhiều cơ hội cho ngành dệt may do các Hiệp định tự do thương mại đã được ký kết, tuy nhiên thách thức cũng không nhỏ khi các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, EU... siết chặt các quy định về hàng hóa nhập khẩu, ví dụ như quy định quản lý hóa chất (REACH) gồm các nội dung nghiêm ngặt về: Đăng ký, Đánh giá, Chứng nhận và Hạn chế các chất hóa học đối với hàng hóa. Đồng thời, cũng cần đưa ra các tiêu chuẩn kỹ thuật để hàng dệt may nhập khẩu vào Việt Nam từ các thị trường nước ngoài cũng phải đáp ứng yêu cầu về an toàn cho người tiêu dùng Việt Nam.

Ý thức được việc cần nâng cao chất lượng và tiêu chuẩn hàng dệt may để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng trong nước cũng như đáp ứng các điều kiện xuất khẩu, Theo Thông tư 07/2018/TT-BCT điều chỉnh hiệu lực của thông tư 21/2017/TT-BCT, từ 1/1/2019 hàng dệt may tiêu thụ trong nước bắt buộc phải công bố hợp quy về formaldehyt và amin thơm.

Đây là lần đầu tiên VN có quy chuẩn quốc gia về giới hạn hàm lượng formaldehyt và amin thơm. Hai chất này được xác định có khả năng gây ung thư cho người nếu vượt quá hàm lượng cho phép và việc kiểm tra đã được nhiều nước thực hiện. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may, gọi tắt là QCVN 01:2017/BCT nằm trong Thông tư 21/2017/TT-BCT chỉ rõ:

- Hàm lượng formaldehyt trong sản phẩm dệt may cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi không được vượt quá 30mg/kg; sản phẩm dệt may tiếp xúc trực tiếp với da không được vượt quá 75mg/kg và sản phẩm dệt may không tiếp xúc trực tiếp với da không được vượt quá 300mg/kg.

- Hàm lượng mỗi amin thơm trong các sản phẩm dệt may không được vượt quá 30mg/kg.

Các sản phẩm dệt may, may mặc (vải, quần, áo, giày vải, chăn, ga, gối, nệm…) kinh doanh trên thị trường Việt Nam cần đáp ứng yêu cầu thông tư, được chứng nhận, công bố hợp quy trước 01/01/2019.

Để nhận được công bố phù hợp quy chuẩn hàng dệt may theo QCVN 01:2017/BCT, doanh nghiệp cần được chứng nhận bởi 1 tổ chức chứng nhận được Bộ Công thương chỉ định.

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa thông tư sẽ có hiệu lực, các doanh nghiệp trong ngành dệt may cần tìm hiểu kỹ quy định về công bố phù hợp quy chuẩn QCVN 01:2017/BCT và các tổ chức chứng nhận được chỉ định để đủ điều kiện gắn dấu hợp quy (CR) lên sản phẩm.

Dịch vụ chứng nhận hợp quy sản phẩm dệt may, may mặc
Dịch vụ chứng nhận hợp quy sản phẩm dệt may, may mặc

Trung tâm Kiểm nghiệm và Chứng nhận chất lượng TQC (Trung tâm TQC) - tổ chức chứng nhận độc lập có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, được chỉ định chứng nhận hợp quy hàng dệt may, may mặc bởi Bộ Công Thương. Cho đến nay TQC đã có 11 năm kinh nghiệm trong hoạt động chứng nhận chất lượng. Năm 2018 Trung tâm TQC được Bổ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận Đăng ký hoạt động Khoa học & Công nghệ số A-1861, quy định 5 lĩnh vực TQC được phép hoạt động chính: Thử nghiệm, kiểm nghiệm; Chứng nhận hệ thống quản lý; Chứng nhận chất lượng sản phẩm; Thực hiện kiểm định, giám định, hiệu chuẩn; Đào tạo chuyên môn. Trung tâm TQC được nhiều cơ quan Nhà nước chỉ định (Bộ Công thương, Bộ khoa học và Công nghệ, Vụ trang thiết bị và Công trình y tế, Tổng cục tiêu chuẩn và Đo lường Chất lượng).

Trung Tâm TQC có dịch vụ chứng nhận hợp quy theo QCVN 01:2017/BCT đối với sản phẩm dệt may, may mặc đa dạng, từ sợi vải, vải dệt, vải không dệt đến các sản phẩm sản xuất từ vải như quần áo, khăn, giày vải, chăn ga gối, phụ kiện may mặc…

Trung tâm TQC cung cấp dịch vụ với chi phí hợp lý và tiết kiệm nhất và hỗ trợ doanh nghiệp đầy đủ thủ tục để sản phẩm dệt may được gắn dấu hợp quy (CR) từ thủ tục hồ sơ pháp lý, đến công bố chất lượng, công bố lưu hành sản phẩm. Doanh nghiệp còn được các chuyên gia TQC đánh giá, góp ý quy trình sản xuất, quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm.

Hoạt động đánh giá của chuyên gia
Hoạt động đánh giá của chuyên gia

TQC cấp chứng chỉ trong thời gian ngắn và minh bạch về kết quả do ứng dụng công nghệ hiện đại 4.0, TQC thiết lập hệ thống truy xuất chứng chỉ thông qua mã QR code trên điện thoại, thuận tiện cho khách hàng truy xuất giá trị hiệu lực của chứng chỉ ở mọi nơi.

Mẫu giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm may mặc, dệt may với hàng trong nước (trái) và lô hàng nhập khẩu (phải)
Mẫu giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm may mặc, dệt may với hàng trong nước (trái) và lô hàng nhập khẩu (phải)

Ngoài ra Trung tâm TQC cũng được IAF (Diễn đàn công nhận quốc tế) công nhận đủ năng lực cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm phù hợp Tiêu chuẩn, Quy chuẩn; đủ năng lực cung cấp dịch vụ chứng nhận quản lý, do đó chứng nhận TQC cấp có giá trị quốc tế. Sản phẩm, doanh nghiệp nhận được chứng nhận hợp quy do TQC cấp sẽ có lợi thế cạnh tranh do có sự đảm bảo về chất lượng được công nhận trong và ngoài nước, tránh các rủi ro về pháp lý, đáp ứng tiêu chuẩn dư lượng Formaldehyt và các Amin thơm khi thông tư 21/2017/TT-BCT có hiệu lực đầu năm 2019 tới đây.

Thông tin chi tiết:

Trung tâm Kiểm nghiệm và Chứng nhận chất lượng TQC

Website: http://tqc.vn/

Hotline: 0945659168

Trụ sở chính: Tầng 6, Số 41 Phạm Tuấn Tài, Phường Cổ Nhuế, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Chi nhánh Tp.Đà Nẵng: Tầng 2, số 03 Hồ Tương, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng

Chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh: Lầu 1, số 86, Đường số 7, Khu Cityland Center Hills, Phường 7, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh