Tân Hoàng Minh kiên trì theo đuổi sự hoàn hảo
Ông chủ Tập đoàn Tân Hoàng Minh chấp nhận con đường kinh doanh đầy thử thách để thỏa mãn đam mê xây dựng một dự án bất động sản hoàn hảo như một kiệt tác nghệ thuật vượt thời gian.
Bất chấp bất động sản siêu sang vẫn khó bán, bỏ ngoài tai những lời khuyên nên hạ cấp từ siêu sang xuống cao cấp, Tập đoàn Tân Hoàng Minh vẫn đang âm thầm hoàn thiện dự án căn hộ D’. Palais de Louis. Đây là dự án đầu tay trong chiến lược phát triển một chuỗi các dự án bất động sản ở nội đô Hà Nội của Tân Hoàng Minh. Nhưng vạn sự khởi đầu nan, dự án được xây dựng và chào bán đúng lúc thị trường bất động sản rơi vào khủng hoảng nên kinh doanh gặp khó khăn.
Không giống với nhiều doanh nghiệp chọn cách tháo lui hoặc dừng xây dựng, Tân Hoàng Minh vẫn dành tâm huyết và nguồn lực để tiếp tục xây dựng dự án. Lãnh đạo Tập đoàn còn tuyên bố, sẽ hoàn thành ốp đá mặt ngoài và hoàn thiện 15 căn hộ mẫu vào giữa năm 2015 để khách hàng mục sở thị sự xa hoa và tráng lệ của tòa nhà mô phỏng theo Cung điện Versailles ở Pháp.
Bản lĩnh thép
Tân Hoàng Minh sở hữu nhiều dự án bất động sản có vị trí đắc địa nhất ở nội đô Hà Nội. Có thể kể đến dự án D’. San Raffles tại ngã tư Hàng Bài – Hai Bà Trưng (quận Hoàn Kiếm), dự án D’. Le Roi Soleil tại số 2 Đặng Thái Mai (quận Tây Hồ) hay dự án D’. Le Pont D’or bên hồ Hoàng Cầu (quận Đống Đa). Trong đó, D’. Palais de Louis là dự án đầu tay, thể hiện tâm huyết cũng như tham vọng của Tân Hoàng Minh muốn phát triển một chuỗi dự án bất động sản cao cấp và hạng sang như những kiệt tác vượt thời gian.
Chiến lược vạch sẵn là vậy, nhưng việc kinh doanh D’. Palais de Louis không thuận lợi ngay từ lúc chào bán. Thị trường bất động sản rơi vào khủng hoảng khiến phân khúc bất động sản siêu sang tê liệt. Tân Hoàng Minh chấp nhận hoàn trả lại toàn bộ tiền đặt cọc cho gần 60 khách hàng mua căn hộ D’. Palais de Louis.
Nhưng không vì vấp phải khó khăn ngay từ đầu mà ông Dũng chùn bước. Đã nhiều lần ông Dũng nhắc đi nhắc lại triết lý kinh doanh là “mang đến cho khách hàng một sản phẩm hoàn chỉnh và vươn tới sự hoàn hảo” nên ông không từ bỏ khát vọng xây dựng D’. Palais de Louis thành một kiệt tác nghệ thuật.
Để xây dựng một công trình để đời, ông Dũng cho rằng, thiết kế vô cùng quan trọng. Trong thiết kế thì yếu tố đẹp phải có, nhưng yếu tố hợp lý trong công năng sử dụng còn quan trọng hơn. Vì thế, dù các kiến trúc sư Nhật Bản mất tới 8 tháng, họp 50 cuộc để đưa ra các phương án thiết kế mặt bằng cho căn hộ D’. Palais de Louis nhưng ông Dũng vẫn không ưng ý. Cuối cùng, ông mời luôn các kiến trúc sư Nhật sang nhà mình ở để họ hiểu rõ văn hóa và cuộc sống của người Việt rồi đưa ra được phương án kiến trúc hợp lý đến mức công ty phản biện kiến trúc chỉ biết phê là “hoàn hảo”.
Tân Hoàng Minh kiên trì theo đuổi sự hoàn hảo
Nhưng đã là kiệt tác thì phải trường tồn. Cho dù tòa nhà hiện mới bước vào giai đoạn hoàn thiện nhưng ông Dũng đã tính đến việc bảo hành các thiết bị lắp đặt cho cư dân trong vòng 20 năm hay 30 năm. Nghĩa là trong quá trình sử dụng nếu hỏng hóc gì thì chủ đầu tư sẽ thay miễn phí. Nhưng ông Dũng tự tin là những thiết bị sẽ rất bền bởi ngay từ đầu, ông đã lựa chọn những vật tư thuộc loại tốt nhất trên thế giới. Tân Hoàng Minh chỉ chọn sản phẩm tốt nhất của các hãng danh tiếng nhất thế giới nên không chọn mua bất cứ vật tư nào có nguồn gốc Trung Quốc, mà đều có xuất xứ từ các nước phát triển G7.
Kỳ công vì công trình kiệt tác
Ưa sự sang trọng nhưng ông Dũng không dễ bằng lòng với những lựa chọn trên sách vở. Đích thân ông cùng các cộng sự sang tận Italia để chọn đồ nội thất cho căn hộ, sau đó, thuê luôn nhà thầu và công nhân từ Italia sang hoàn thiện nhà mẫu. Ông cũng kỳ công tới mức tự tay lựa chọn đá marble ốp mặt ngoài và lát bên trong tòa nhà. Không mua loại đá sẵn có trên thị trường, mà ông sang tận Tây Ban Nha tìm những mỏ đá chưa khai thác để bán bao giờ. Mặc dù loại đá này đắt hơn nhưng bù lại màu sắc rất đẹp và khi gắn lại với nhau thì giống như một bức tranh mang tính nghệ thuật.
Trong mắt ông Dũng, một kiệt tác vượt thời gian thì hình ảnh của nó tồn tại hàng trăm năm không thay đổi. Vì thế, bề mặt tòa nhà sẽ không sơn như các công trình khác, mà ốp hoàn toàn bằng đá. Các bức tượng, phù điêu ở sảnh tòa nhà, giếng trời và bể bơi cũng sẽ được chạm trổ bằng đá chứ không làm bằng composite rồi phun sơn lên.
Nhưng một kiệt tác cũng đòi hỏi chi phí đầu tư rất lớn. Riêng tiền ốp đá mặt ngoài tòa nhà đã lên tới 150 tỷ đồng. Người thân, bạn bè ông phản đối, hỏi “ông bán bao nhiêu tiền mà làm kỳ công như thế?”.
Ông cũng thừa hiểu, đầu tư lớn thì phải bán đắt mới thu hồi được vốn. Nhưng do đây là sản phẩm mới nên khách hàng chưa thể đón nhận hồ hởi ngay được. Ông Dũng cam kết, D’. Palais de Louis là công trình duy nhất, tức là cái đầu tiên và cũng là cái cuối cùng được thực hiện theo suy nghĩ và phương thức này; còn các dự án khác sẽ trở lại với nhà ở trong phân khúc thấp hơn để phù hợp với xu thế chung. Chẳng hạn, dự án căn hộ D’. Le Pont D’or thời điểm chào bán giá chỉ từ 35 triệu đồng/m2.
D’. Palais de Louis là thương hiệu và danh tiếng của Tân Hoàng Minh, mà thương hiệu không phải tự nó có mà được tạo nên bởi chất lượng sản phẩm. Vì thế, cho dù thị trường khắc nghiệt, nhiều ý kiến nói ngả nói nghiêng, Tân Hoàng Minh vẫn chứng tỏ bản lĩnh thép khi kiên định mục tiêu xây dựng D’. Palais de Louis thành kiệt tác vượt thời gian.
Phong cách kiến trúc Tân Cổ Điển sang trọng
Bản lĩnh thép
Tân Hoàng Minh sở hữu nhiều dự án bất động sản có vị trí đắc địa nhất ở nội đô Hà Nội. Có thể kể đến dự án D’. San Raffles tại ngã tư Hàng Bài – Hai Bà Trưng (quận Hoàn Kiếm), dự án D’. Le Roi Soleil tại số 2 Đặng Thái Mai (quận Tây Hồ) hay dự án D’. Le Pont D’or bên hồ Hoàng Cầu (quận Đống Đa). Trong đó, D’. Palais de Louis là dự án đầu tay, thể hiện tâm huyết cũng như tham vọng của Tân Hoàng Minh muốn phát triển một chuỗi dự án bất động sản cao cấp và hạng sang như những kiệt tác vượt thời gian.
Phối cảnh dự án D' Palais de Louis - Nguyễn Văn Huyên
Chiến lược vạch sẵn là vậy, nhưng việc kinh doanh D’. Palais de Louis không thuận lợi ngay từ lúc chào bán. Thị trường bất động sản rơi vào khủng hoảng khiến phân khúc bất động sản siêu sang tê liệt. Tân Hoàng Minh chấp nhận hoàn trả lại toàn bộ tiền đặt cọc cho gần 60 khách hàng mua căn hộ D’. Palais de Louis.
Nhưng không vì vấp phải khó khăn ngay từ đầu mà ông Dũng chùn bước. Đã nhiều lần ông Dũng nhắc đi nhắc lại triết lý kinh doanh là “mang đến cho khách hàng một sản phẩm hoàn chỉnh và vươn tới sự hoàn hảo” nên ông không từ bỏ khát vọng xây dựng D’. Palais de Louis thành một kiệt tác nghệ thuật.
Để xây dựng một công trình để đời, ông Dũng cho rằng, thiết kế vô cùng quan trọng. Trong thiết kế thì yếu tố đẹp phải có, nhưng yếu tố hợp lý trong công năng sử dụng còn quan trọng hơn. Vì thế, dù các kiến trúc sư Nhật Bản mất tới 8 tháng, họp 50 cuộc để đưa ra các phương án thiết kế mặt bằng cho căn hộ D’. Palais de Louis nhưng ông Dũng vẫn không ưng ý. Cuối cùng, ông mời luôn các kiến trúc sư Nhật sang nhà mình ở để họ hiểu rõ văn hóa và cuộc sống của người Việt rồi đưa ra được phương án kiến trúc hợp lý đến mức công ty phản biện kiến trúc chỉ biết phê là “hoàn hảo”.
Kỳ công vì công trình kiệt tác
Ưa sự sang trọng nhưng ông Dũng không dễ bằng lòng với những lựa chọn trên sách vở. Đích thân ông cùng các cộng sự sang tận Italia để chọn đồ nội thất cho căn hộ, sau đó, thuê luôn nhà thầu và công nhân từ Italia sang hoàn thiện nhà mẫu. Ông cũng kỳ công tới mức tự tay lựa chọn đá marble ốp mặt ngoài và lát bên trong tòa nhà. Không mua loại đá sẵn có trên thị trường, mà ông sang tận Tây Ban Nha tìm những mỏ đá chưa khai thác để bán bao giờ. Mặc dù loại đá này đắt hơn nhưng bù lại màu sắc rất đẹp và khi gắn lại với nhau thì giống như một bức tranh mang tính nghệ thuật.
Trong mắt ông Dũng, một kiệt tác vượt thời gian thì hình ảnh của nó tồn tại hàng trăm năm không thay đổi. Vì thế, bề mặt tòa nhà sẽ không sơn như các công trình khác, mà ốp hoàn toàn bằng đá. Các bức tượng, phù điêu ở sảnh tòa nhà, giếng trời và bể bơi cũng sẽ được chạm trổ bằng đá chứ không làm bằng composite rồi phun sơn lên.
Nhưng một kiệt tác cũng đòi hỏi chi phí đầu tư rất lớn. Riêng tiền ốp đá mặt ngoài tòa nhà đã lên tới 150 tỷ đồng. Người thân, bạn bè ông phản đối, hỏi “ông bán bao nhiêu tiền mà làm kỳ công như thế?”.
Bể bơi bốn mùa chăm sóc sức khỏe cho chủ nhân căn hộ
Ông cũng thừa hiểu, đầu tư lớn thì phải bán đắt mới thu hồi được vốn. Nhưng do đây là sản phẩm mới nên khách hàng chưa thể đón nhận hồ hởi ngay được. Ông Dũng cam kết, D’. Palais de Louis là công trình duy nhất, tức là cái đầu tiên và cũng là cái cuối cùng được thực hiện theo suy nghĩ và phương thức này; còn các dự án khác sẽ trở lại với nhà ở trong phân khúc thấp hơn để phù hợp với xu thế chung. Chẳng hạn, dự án căn hộ D’. Le Pont D’or thời điểm chào bán giá chỉ từ 35 triệu đồng/m2.
D’. Palais de Louis là thương hiệu và danh tiếng của Tân Hoàng Minh, mà thương hiệu không phải tự nó có mà được tạo nên bởi chất lượng sản phẩm. Vì thế, cho dù thị trường khắc nghiệt, nhiều ý kiến nói ngả nói nghiêng, Tân Hoàng Minh vẫn chứng tỏ bản lĩnh thép khi kiên định mục tiêu xây dựng D’. Palais de Louis thành kiệt tác vượt thời gian.