Ông chủ nhà hàng Dê Núi 9 chia sẻ bí quyết nấu món Dê hầm mĩ nữ
Ngay từ tên gọi, món Dê hầm mĩ nữ đã gợi lên ý nghĩa và sự hấp dẫn của món ăn với vai trò làm nên tên tuổi của nhà hàng Dê núi 9, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội. Món ăn tạo thành cơn sốt trong giới ẩm thực Hà Thành, không chỉ được thực khách sành ăn, những quý ông mạnh mẽ ưa chuộng mà cả những bà mẹ, trẻ em lựa chọn mỗi khi có dịp ghé thăm khu du lịch Thiên Đường Bảo Sơn nổi tiếng. Chủ nhân làm ra món ăn đặc biệt này, người có công mang món ăn đế vương đến với ẩm thực Việt Nam chính là Vua đầu bếp Phùng Lịch.
Trước khi trở thành đầu bếp, anh Phùng Lịch đã có kinh nghiệm lâu năm trong việc chăn dê tại Mộc Châu Sơn La tiếp nối truyền thống gia đình từ thời ông nội và bố mình, từ đó anh dễ dàng phân biệt và lựa chọn được những con dê khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thịt chắc để cho ra những nguyên liệu thịt dê tươi ngon và bổ dưỡng nhất. Thêm vào đó, trong những chuyến đổ buôn dê cho các nhà hàng, với sự tinh ý và bản tính cầu kì anh sớm nhận ra một điều: Món thịt dê đặc biệt khó chế biến và không một nhà hàng nào làm được món dê vừa ý anh.
Sở dĩ Dê hầm mĩ nữ là món ăn chỉ dành cho Vua chúa xa xưa bởi gốc gác có từ lịch sử hàng ngàn năm trước. Ban đầu Dê hầm mĩ nữ là món ăn ưa chuộng của các vị vua Trung Hoa phong kiến, để giữ mối quan hệ bang giao và làm hài lòng các vị vua nước Nam, các sứ thần Trung Quốc đã dâng lên bí quyết làm món ăn độc đáo của họ. Từ đó món ăn được Việt hóa và thường xuyên có mặt trong các yến tiệc cung đình.
Dê hầm mĩ nữ nổi bật bởi hình thức trang trí tỉ mỉ mang tính nghệ thuật cao, màu sắc hấp dẫn lôi cuốn, đậm đà về hương vị và rất bổ dưỡng về sức khỏe. Tuy nhiên, trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử với sự suy vong của triều đại phong kiến Việt Nam, bí kíp nấu ăn món dê hầm mĩ nữ đã bị thất truyền. Chỉ những cá nhân có dòng dõi cao quý mới nắm được bí quyết nhưng số lượng cũng rất ít và hiếm khi chia sẻ cho người ngoài. Duyên trời đã đến với chàng trai Phùng Lịch có tính cách phóng khoáng ấy khi trong một chuyến ngao du sơn thủy, khám phá các miền đất lạ, anh đã gặp được một người dòng họ Tôn Thất phát hiện ra khả năng thiên bẩm và sự tài hoa của mình từ đó truyền đạt cho anh bí quyết làm món Dê hầm mĩ nữ bí truyền mà họ đã may mắn nắm giữ. Từ đó với sự sáng tạo không ngừng, tên tuổi của anh gắn liền với món ăn của bậc Đế vương này, trở thành người có công lưu truyền Dê hầm mĩ nữ trở lại trong dân gian, đưa món ăn ngon của vua chúa đến ẩm thực Việt Nam.
Với 20 năm kinh nghiệm, anh Phùng Lịch bật mí bí quyết làm nên sự độc đáo của món ăn giúp nó trở thành tuyệt chiêu hút khách của nhà hàng Dê núi trong suốt 6 năm qua và hiện nay vẫn đang gây sốt trong làng ẩm thực Hà Thành, đó là ở 3 khâu: lựa chọn nguyên liệu, đun nước dùng và tẩm ướp, rồi hầm chín sao cho hài hòa về khẩu vị. Với cái nhìn sắc sảo và nhiều kinh nghiệm, anh tự tay lựa chọn những con dê cái tơ được chăn thả từ chính trang trại của gia đình mình tại Mộc Châu, nổi tiếng rất ngọt, ít mỡ nhiều nạc. Tiếp đó, là bí quyết đun nước dùng nằm ở quá trình đun xương dê lấy nước đến tận 48 tiếng, liên tục hớt bọt sao cho nước đạt độ trong thơm và ngọt tự nhiên, rất đặc trưng. Khâu thứ 3 là quá trình tẩm ướp gia vị và xào cho ngấm, hầm chín thịt dê, hạt sen, váng đậu, nấm hương, măng khô, khoai môn, trứng chim cút … cho tới khi tỏa mùi hương ngọt ngào, màu vàng sánh, có vị đậm sắc.
Món ăn đạt tiêu chuẩn là khi nước dùng đậm đà sánh ngọt nhưng không mất đi vị thanh mát đặc trưng của ẩm thực miền Bắc, hạt sen bùi bở do hầm đúng độ, khoai môn ăn thấy bùi bùi, nấm mộc nhĩ giòn thơm, thịt dê vừa đậm đà, ngọt mềm tự nhiên, ngậy, tan chảy trong miệng, hòa quện với nhiều hương vị độc đáo khác làm nên nét đặc trưng khó cưỡng của món ăn.
Theo anh Phùng Lịch sở dĩ món ăn đế vương này được đủ mọi khách hàng yêu thích vì tuy phẩm chất cao quý, giá trị bổ dưỡng nhưng giá thành rất phải chăng và đặc biệt đã được anh biến hóa cho phù hợp với đa dạng khẩu vị. Những người thích khẩu vị của người miền Nam thì sẽ cảm nhận được cái ngọt ngậy của thịt dê hầm kĩ, người thích ăn cay như vùng miền Trung có thể cho thêm tí ớt, còn người ưa món Bắc có thể thích sự thanh mát trong cách chế nước dùng của anh.
Đàn ông thì thích Dê hầm mĩ nữ vì tác dụng cung cấp đạm và tốt cho sức khỏe quý ông, phụ nữ lựa chọn vì món ăn tăng cường hormone nữ, giúp cơ thể đầy đặn, kích thích ham muốn tình dục cho người bị lãnh cảm, đặc biệt bà bầu cũng hợp món này vì giúp bổ máu, nâng cao sức đề kháng cho hai mẹ con, mẹ sau sinh có thể sử dụng làm lợi sữa, giảm stress, phục hồi cơ thể, ngủ ngon hơn.
Với nhiều tác dụng bất ngờ và đem lại trải nghiệm tuyệt vời cho thực khách, món ăn Dê hầm mĩ nữ không quá đắt đỏ, nhiều người sẵn lòng mở hầu bao để chi trả và thậm chí coi là món ăn quen thuộc trong thực đơn gọi món mỗi khi đến nhà hàng Dê núi 9. Mỗi ngày nhà hàng trực tiếp đón tiếp khoảng 200 thực khách đủ mọi lứa tuổi và con số đó còn nhân lên gấp đôi vào những ngày lễ tết. Đó là không kể những thực khách ngồi nhà gọi ship với mong muốn đơn giản, tiện lợi. Con số ship trung bình là 20-30 nồi Dê hầm mĩ nữ/ngày, có khách hàng cầu kì ở rất xa nhưng cũng gọi món ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Phú Thọ... Thực khách hòan toàn yên tâm, không phải nghĩ cách, chỉ cần chịu phí ship, nhà hàng sẽ chuyển lên tận nơi, dù trời mưa ngồi nhà cũng có món Dê hầm mĩ nữ ngon lành để thưởng thức.
Món Dê hầm mĩ nữ được hàng nghìn lượt khách hàng đón nhận và đánh giá cao không những thế còn được các chuyên gia trong nghề nhận định là một trong những đỉnh cao của ẩm thực Việt, nhưng anh Phùng Lịch vẫn không khỏi trăn trở: Bí quyết nấu món Dê hầm mĩ nữ và các kĩ năng trong nghề của anh rất cần có người kế tục. Anh hi vọng sẽ tìm được người kế thừa xứng đáng cho sự nghiệp thầm lặng nhiều hi sinh có cả mồ hôi và nước mắt xen lần vinh quang này. Cho đến khi tìm được đệ tử thì Vua đầu bếp Phùng Lịch vẫn là người duy nhất tại Việt Nam hiện nay sở hữu công thức bí truyền của món ăn độc đáo này, anh và món Dê hầm mĩ nữ đã làm nên tên tuổi lừng lẫy của nhà hàng Dê núi 9 trong suốt 6 năm qua và hứa hẹn còn giữ nguyên độ hot trong tương lai sau này.