Mối quan hệ giữa khách hàng và công ty truyền thông

Ông Roopam Garg, Giám đốc điều hành tập đoàn Publicis Groupe Media Việt Nam, bày tỏ một số quan điểm về sự thay đổi trong mối quan hệ giữa các công ty truyền thông và khách hàng.

Trong vòng 5 năm qua, ngành bán lẻ tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng gấp 2-4 lần. Cũng trong cùng thời kỳ này ngân sách quảng cáo tăng vào khoảng 2-3 lần. Ngành truyền thông cần phải hiểu ngân sách chi tiêu của khách hàng sẽ thay đổi tương quan với tốc độ tăng trưởng kinh doanh công ty. Vì vậy, các công ty quảng cáo cần chú trọng vào tốc độ tăng trưởng kinh doanh của khách hàng. Quảng cáo truyền thông chiếm khoảng 70% ngân sách marketing của khách hàng. Cam kết của kết quả truyền thông phải được phản ánh qua hiệu quả truyền thông thực tế khi thực hiện chiến dịch quảng cáo.

Mối quan hệ giữa khách hàng và công ty truyền thông - 1

Ông Roopam Garg, Giám đốc điều hành, PGM Vietnam (gồm 3 công ty truyền thông Zenithmedia, Optimedia và Starcommediavest).

Trong nền kinh tế thị trường nơi mà chiết khấu là tiêu chuẩn đánh giá, năm 2009 đã có một số thay đổi tiến bộ trong cách nhìn nhận của khách hàng. Họ đang dần chuyển đổi từ việc chú trọng mức chiết khấu sang hiệu quả truyền thông thực tế. Chẳng hạn như: tỉ lệ chiết khấu được thay thế bằng CPRP (chi phí trên 1% nhóm đối tượng mục tiêu).

Các chủ phương tiện truyền thông cũng đang nắm lấy thời cơ trong sự thách thức này. Đầu năm các công ty truyền thông kỹ thuật số lớn không muốn "công ty thứ 3” theo dõi thống kê số lượng “click”. Một cách từ từ nhưng chắc chắn, họ tiến tới đồng ý để bên thứ ba quan sát. Công ty truyền thông Publics Groupe là một trong số những công ty đầu tiên đưa ra “double click” thống kê cho các khách hàng. Số lượng click được đưa ra bởi các chủ trang web và sự quan sát cuả “bên thứ 3” đã tiết lộ sự khác nhau giữa “chi phí trên mỗi click tự đưa ra” và “chi phí thực tế của mỗi click” được kiểm tra bởi bên thứ ba. Tương tự trên TV, mức chiết khấu cao nhất không đảm bảo cho CPRP là thấp nhất.

Nhìn chung, đã có một sự thay đổi tích cực trên về mặt trách nhiệm trong một năm vừa qua. Người tiêu dùng Việt Nam và thị trường đã duy trì sự lạc quan và nỗ lực hỗ trợ từ chính phủ đã giúp môi trường kinh tế vĩ mô tiếp tục vững mạnh mặc dù sức nóng về sự suy thoái toàn cầu có thể ảnh hưởng trên một số ngành.

Yếu tố thứ hai làm lay chuyển thị trường truyền thông là sự thay đổi trong kỹ thuật đo lường chỉ số TV. TNS đã có thể chuyển đổi từ phương pháp cũ đo lường lượng khán giả xem TV sang kỹ thuật hiện đại hơn là peoplemeter. Điều này sẽ làm thay đổi những kế hoạch truyền thông trên TV tại thị trường TP HCM.

Yếu tố thứ ba là các công ty truyền thông đã có những bước tiến trong việc tìm hiểu về tâm lý người tiêu dùng Việt Nam hơn bao giờ hết. Ví dụ: công ty Publics Groupe (bao gồm Zenithmedia, Optimedia và Starcom) đã thực hiện một cuộc nghiên cứu trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao phủ 12 thị trường và 52% tổng doanh số bán lẻ (nguồn GSO - General Statictis Office of Vietnam). Công cụ này cung cấp những sự hiểu biết về người tiêu dùng không chỉ riêng tại TP HCM và Hà Nội. Nó có thể liên kết giữa người tiêu dùng, nhãn hiệu và thói quen sử dụng các phương tiện truyền thông của hơn 40 ngành hàng và 300 nhãn hiệu. Công cụ này không những giúp cho các nhà tiếp thị hiểu rõ về người tiêu dùng và hành vi tiêu dùng tại những thành phố lớn của Việt Nam mà còn được thực hiện trên một số thị trường khác trên thế giới.

Năm nay sẽ là năm mà một sự thay đổi nhỏ sẽ dẫn đến biến đổi khác và cuối cùng là một sự thay đổi dồn dập liên tục . Đó là một tin tốt cho các nhà tiếp thị và cả các công ty truyền thông. Trong giai đoạn ngắn, sự thay đổi có thể gây tác động nhất định nhưng về lâu dài sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các công ty truyền thông, các nhà quản lý thương hiệu cũng như các chủ phương tiện truyền thông.

 

(Nguồn: Zenithmedia)