Khởi đầu và tương lai của bán hàng trực tiếp (Direct Sales)
Trong lịch sử thương mại thế giới, chưa có một phương thức kinh doanh nào lại gây nhiều tranh cãi liên tục như ngành bán hàng trực tiếp.
Hình thức bán hàng trực tiếp tiến bộ ngày nay là kết quả của sự phát triển từ hình thức bán hàng do 1 nhà hóa học người Mỹ, ông Karl Renborg thử nghiệm vào năm 1927. Ông khởi nghiệp bằng cách chế tạo ra thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng bằng thảo mộc rồi tuyên bố sẽ trả hoa hồng cho những ai giúp ông bán được sản phẩm này ra thị trường. Kết quả thật bất ngờ khi doanh thu của công ty ông đạt được 7 triệu đô mà không cần truyền thông quảng cáo.
Theo thống kê của Hiệp hội Bán hàng Trực tiếp Quốc tế, trên thế giới hiện có hơn 30.000 công ty phân phối hàng theo mô hình này. Doanh số toàn ngành năm 2008 là hơn 120 tỉ USD với hơn 60 triệu người tham gia. Mỹ hiện có khoảng 2.000 công ty hoạt động theo mô hình này. Tại Nhật, 90% hàng hóa và dịch vụ đang được phân phối thông qua bán hàng trực tiếp, đạt doanh thu trên 30 tỉ USD/năm. Còn ở Việt Nam, tính đến nay đã có trên 60 công ty bán hàng trực tiếp và khoảng 1 triệu nhà phân phối đang hoạt động, đạt doanh thu hơn 110 triệu USD (năm 2009). Theo dự đoán của Euro monitor về tốc độ tăng trưởng hàng năm của ngành bán hàng trực tiếp tại VN sẽ tiếp tục gia tăng ổn định ở con số 12% từ nay cho đến 2016.
So với phương thức kinh doanh truyền thống, mô hình bán hàng trực tiếp không chỉ giúp tiết kiệm chi phí bán hàng cho nhà sản xuất mà còn tạo cơ hội việc làm và thu nhập cho nhiều người. Họ có thể khởi đầu công việc kinh doanh của mình mà không cần phải sở hữu địa điểm, vốn hay bằng cấp.
Ngoài sự hỗ trợ của các quy định pháp luật, một biện pháp hữu hiệu để các doanh nghiệp bán hàng trực tiếp có thể quản lý rủi ro chính là tuyên truyền để cộng đồng, các nhà phân phối hiểu và làm đúng bản chất của phương thức kinh doanh, niêm yết giá sản phẩm trên bao bì, website cũng như tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tiêu biểu cho cách làm này là Oriflame Việt Nam, khi mà công ty này vẫn phát triển tốt mạng lưới phân phối và củng cố uy tín thương hiệu cũng như quyền lợi của người tiêu dùng trong bối cảnh thị trường rối ren hiện nay.
Có thể nói, các doanh nghiệp bán hàng trực tiếp chân chính tại Việt Nam đã và đang cố sức xây dựng hình ảnh thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp với người tham gia cũng như cộng đồng. Vì vậy, nhiệm vụ của người tham gia chỉ còn là nghiên cứu, tìm hiểu thật kỹ về đối tác trước khi quyết định.
Website http://vn.oriflame.com/
Hòa Thuận