Arata Isozaki: Người kết nối văn hóa thế giới bằng kiến trúc

Isozaki sinh năm 1931 và là học trò của kiến trúc sư nổi tiếng Kenzo Tange - tác giả của công trình Công viên tưởng niệm hòa bình Hiroshima và Nhà thi đấu quốc gia ở Yoyogi phục vụ cho Olympic Tokyo năm 1964.

Kiến trúc Nhật Bản từ lâu đã là chuẩn mực của các nét kiến trúc vừa hiện đại vừa truyền thống trên thế giới. Trong đó, Arata Isozaki được coi là một cái tên lớn của nền kiến trúc Nhật Bản, người đem những nét đơn giản khoáng đạt của kiến trúc Phương Tây vào những cổ kính, trầm mặc của kiến trúc Phương Đông, người kết nối những nền văn hóa, thực thi, giám sát những chuẩn mực kiến trúc nghiêm ngặt.

Isozaki cũng chịu ảnh hưởng về kiến trúc hiện đại bởi KTS Kunio Maekawa, người cùng làm việc với KTS Tange trước chiến tranh thế giới thứ 2. Có thể nói Maekawa chính là người đặt nền móng cho kiến trúc hiện đại Nhật Bản, và Isozaki là người tiếp nối xuất sắc nhất.

Năm 1963, ông cùng các cộng sự sáng lập nên Arata Isozaki & Associates (AIA). Trong suốt hơn 40 năm sự nghiệp, kiến trúc sư Isozaki đã thiết kế nhiều công trình nổi tiếng ở nhiều nơi trên thế giới.

Các công trình nổi tiếng nhất của ông có thể kể đến Bảo tàng nghệ thuật đương đại Los Angeles (Hoa Kỳ), Nhà thi đấu thế vận hội Barcelona (Tây Ban Nha), Khán phòng hòa nhạc Kyoto (Nhật), Nhà ga Trung tâm Bologna (Ý), trung tâm nghệ thuật Shanghai Zendai Thượng Hải (Trung Quốc)… Mỗi tác phẩm kiến trúc của ông là một giải pháp mang tính đặc thù phù hợp với điều kiện tự nhiên, văn hoá, xã hội của địa điểm công trình cũng như chủ đầu tư.

Arata Isozaki: Người kết nối văn hóa thế giới bằng kiến trúc - 1

Trung tâm nghệ thuật Shanghai Zendai Thượng Hải

Isozaki và AIA đã trở thành một thương hiệu cho tính độc đáo của những công trình kiến trúc mà vẫn đảm bảo được đầy đủ công năng, tiện ích cho người sử dụng và hài hòa với khung cảnh và môi trường xung quanh. Bản thân Isozaki và cộng sự đưa ra những chuẩn mực, nguyên tắc khắt khe khi quyết định tham gia thiết kế cho một dự án nào đó.

Thú vị hơn, Arata Isozaki cũng chính là người làm cầu nối giữa những nền văn hóa bằng kiến trúc. Từ xưa đến nay, kiến trúc Nhật Bản và kiến trúc Việt Nam đã có những nét tương đồng, đó là sự đơn giản và mộc mạc trong thiết kế, tạo dựng ngôi nhà và trên hết là sự hoà hợp của kiến trúc vào thiên nhiên.

Arata Isozaki: Người kết nối văn hóa thế giới bằng kiến trúc - 2

Dự án đảo Kim Cương và quy hoạch tổng thể Thủ Thiêm
 
Lần đầu tiên tại Việt Nam, một thiết kế của Arata Isozaki - dự án Đảo Kim Cương ở Quận 2, TP. HCM đã được thực hiện. KTS Isozaki đã nghiên cứu kỹ lưỡng về hòn đảo như hướng gió và dòng chảy của sông, cảnh quan tự nhiên của đảo bao quanh bởi sông nước và dải xanh rừng phòng hộ trước mặt - một không gian tự nhiên hơn 50ha lý tưởng ngay trong trái tim của thành phố để đưa ra một phương án thiết kế độc đáo.

Đảo Kim Cương nằm ngay giữa ngã 3 sông Sài Gòn và sông Giồng Ông Tố, được bao bọc bởi sông nước và rừng phòng hộ trải dài với nguyên trạng thảm thực vật sông nước miền nam ở 2 bên bờ sông. Đây là môi trường sống lý tưởng ngay giữa trung tâm của thành phố, nhưng đồng thời, nó cũng thách thức kiến trúc sư phải giữ được cảnh quan tổng thể, hài hòa không gian sống tự nhiên với mỗi góc nhà và các khu tiện ích cộng đồng…

Với yêu cầu đó, phương án thiết kế mà Arata Isozaki đưa ra thật độc đáo và mang màu sắc thiên nhiên rõ nét.

Arata Isozaki: Người kết nối văn hóa thế giới bằng kiến trúc - 3

Môi trường thân thiện trên Đảo Kim Cương

Các tòa nhà được thiết kế theo dạng tổ ong lệch tầng khiến mọi căn hộ đều có ít nhất 2 bề mặt tiếp giáp với không gian bên ngoài, có thể tận hưởng được tối đa quan cảnh ngoạn mục hướng về trung tâm thành phố cũng như đón gió thiên nhiên, làm tăng ánh sáng tự nhiên trong nhà.

Arata Isozaki: Người kết nối văn hóa thế giới bằng kiến trúc - 4

Phối cảnh 3D Đảo Kim Cương, Q2 - TPHCM

Trong thiết kế của mình, KTS Arata Isozaki đã áp dụng triệt để triết lý kiến trúc mà ông theo đuổi: “Một thiết kế hoàn hảo là một tập hợp các tiểu tiết hoàn chỉnh dựa theo tư tưởng chủ đạo ban đầu”, ông đã đề xuất mật độ xây dựng trên đảo Kim Cương chỉ trên dưới12%. Điều này tạo cho Đảo Kim Cương một vẻ ngoài khác hẳn so với các toà nhà khối hộp truyền thống thường thấy ở các khu đô thị châu Á và ngay cả ở phương Tây.

Arata Isozaki đã, đang và sẽ không ngừng sáng tạo đem lại cho toàn nhân loại những công trình vĩ đại. Và chúng ta cũng có quyền hi vọng tương lai không xa những công trình như vậy sẽ xuất hiện nhiều hơn nữa ở Việt Nam.