ANZ Việt Nam - Ngân hàng hàng đầu trong khu vực là mục tiêu không xa

Mới đây, ANZ công bố đã hoàn tất việc sát nhập RBS Việt Nam và khai trương phòng Giao dịch ANZ Quận 1 tại tầng trệt cao Ốc Mê Linh số 2 Ngô Đức Kế. Đây là phòng giao dịch thứ 10 trong hệ thống các chi nhánh của ANZ trên toàn quốc.

Có vẻ như trước những định chế tài chính vững mạnh như ANZ vẫn duy trì vị thế của một ngân hàng hàng đầu , ngay cả trong và sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 - 2009 và một loạt những thách thức khác.
 
Khủng hoảng kinh tế - Cơ hội phát triển cho nhà chiến lược kinh tế biết nhìn xa trông rộng?
 
Trong hai năm qua, khi khủng hoảng kinh tế đang ở thời kỳ đỉnh điểm hoặc ở gian đoạn hậu khủng hoảng, không ít ngân hàng, định chế tài chính đã điều chỉnh lại chiến lược phát triển và kinh doanh như thắt chặt tín dụng cho vay, bỏ một số sản phẩm bán lẻ, tạm dừng phát triển hệ thống.
 
Tạm dừng các sản phẩm cho vay, huy động và chạy đua lãi suất, tăng vốn điều lệ nhằm đảm bảo vốn pháp định tối thiểu 3.000 tỉ đồng để được hoạt động kể từ ngày 31.12.2009, theo quy định tại nghị định số 141/1006/NĐ- CP… không hiếm những động thái được cho là “lạ” đã diễn ra trong thời gian qua.

ANZ Việt Nam - Ngân hàng hàng đầu trong khu vực là mục tiêu không xa - 1

Đem câu chuyện trao đổi với bà Đàm Bích Thủy - Giám đốc điều hành Việt Nam và Mê Kông, bà Thủy cho rằng “Khủng hoảng là cơ hội cho những lãnh đạo và các định chế tài chính như ngân hàng phát triển”.
 
Theo bà Thủy, trong khủng hoảng kinh tế, người lãnh đạo có cơ hội nhìn rõ thêm những điểm yếu của ngân hàng nói chung và nền kinh tế nói riêng. Từ việc đánh giá đúng năng lực khi kinh qua thử thách, người lãnh đạo tốt sẽ sàng lọc, loại bỏ những yếu tố bất lợi, phát huy, đẩy mạnh những lợi thế của doanh nghiệp theo chính sách chung. “Lửa thử vàng, gian nan thử sức” - bà Thủy đã dùng câu nói đầy hình ảnh như vậy.
 
ANZ làm gì trong và hậu thời kỳ khủng hoảng?
 
Cuối năm 2007, Tập đoàn ANZ công bố mục tiêu trở thành Ngân hàng hàng đầu trong khu vực. Từ đó đến nay, mọi hoạt động của ANZ toàn cầu nói chung, ANZ Việt Nam nói riêng đều gắn chặt với mục tiêu đó.
 
ANZ là một trong số ít ngân hàng được xếp hạng AA về mặt tín dụng (theo Standard &Poors) thậm chí trong thời kỳ khủng hoảng. “Ngân hàng luôn húng tôi đã cố gắng hoàn thiện tốt hơn dịch vụ của mình” - bà Thủy chia sẻ.
 
Sát cành cùng doanh nghiệp giải quyết các khó khăn, giải ngân tính dụng cho những dự án khả thi; bên cạnh đó là tiếp tục khai thác và mở rộng các sản phẩm bán lẻ, với ANZ Việt Nam, khủng hoảng kinh tế dường như tạo thêm lực đẩy, động lực để phát triển. Hiện ANZ đã có 10 chi nhánh và phòng giao dịch.
 
Phòng giao dịch ANZ Quận 1 tọa lạc tại số 2 Ngô Đức Kế có vị trí trung tâm, trang bị hiện đại, mỹ thuật để có thể mang lại những thuận tiện và các dịch vụ tài chính chất lượng quốc tế cho các khách hàng Cá nhân và Doanh nghiệp.
 
“Tại ANZ, mọi khách hàng đến giao dịch đều được tiếp đón một cách nhiều tình, thân thiện, cởi mở; Quan trọng hơn, sản phẩm tài chính tối ưu, minh bạch, linh hoạt… có rất nhiều cách ghi điểm với khách hàng mà với những định chế tài chính lớn như ANZ, điều đó trở thành văn hóa” - bà Thủy cho biết.
 
Bà Thủy cũng cho rằng, trong khủng hoảng, ANZ Việt Nam không phải lo ngại những vấn đề như chạy đua lãi suất, huy động vốn… ngoài việc cân bằng hoạt động tại Việt Nam là sự đảm bảo từ Tập đoàn ANZ.
 
Kể từ khi Ngài Mike Smith trở thành Giám đốc điều hành Tập đoàn, ANZ đã có những chiến lược và bước đi đúng đắn. Thay đổi bộ nhận diện thương hiệu, mua lại một số bộ phận của RBS tại châu Á, hợp tác cùng các định chế tài chính khách trong các thương vụ lớn…
 
Rõ ràng, ANZ toàn cầu đang được tiếp thêm một luồng sinh khí mới. “Việt Nam là một trong những thị trường chủ yếu của ANZ và việc sáp nhập RBS đã mang lại nhiều thuận lợi cho Dịch Vụ Tài Chính Doanh Nghiệp cũng như gia tăng số lượng khách hàng trọng tâm.
 
Chúng tôi thân ái chào đón các thành viên và khách hàng RBS đến với đại gia đình ANZ. Mọi người đến với ANZ vào một thời điểm khá thuận tiện khi chúng tôi đang phát triển và không ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động của mình” - bà Thủy chia sẻ sau khi Việt Nam trở thành thị trường thứ 2 sát nhập RBS - “và họ sẽ nhận thấy văn hóa ANZ giữa 80 ngân hàng, định chế tài chính đang hoạt động tại thị trường Việt Nam”.
 
Khủng hoảng kinh tế là thách thức nhưng cũng là động lực để phát triển. Thành công thuộc về những định chế tài chính có tầm nhìn chiến lược và có những cá nhân xuất sắc.
 
Minh Ngọc

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm